Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ được thực hiện khi nào?

Ngày 18/12/2023
Kích thước chữ

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ là một cách chẩn đoán quan trọng đối với các vấn đề liên quan đến gan và hệ tuần hoàn. Đây là một kỹ thuật đơn giản, rất có ích và an toàn giúp bác sĩ có thể đánh giá tình hình sức khoẻ của người bệnh một cách chính xác.

Khi thực hiện nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ có thể thấy tĩnh mạch cảnh nổi lên, đi kèm với đó là một số dấu hiệu và triệu chứng khác để chẩn đoán chính xác hơn. Vậy nghiệm pháp này được dùng khi nào? Quy trình thực hiện như thế nào? Có nguy cơ không mong muốn nào xảy ra không? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ cần sử dụng khi nào?

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ thường được dùng khi thực hiện các xét nghiệm và khám bệnh để xác định, đánh giá tình trạng ở gan cũng như hệ tuần hoàn của bệnh nhân. Đây là một nghiệm pháp đơn giản, không xâm lấn, được thực hiện bằng phương pháp ép bàn tay vào vùng mạng sườn phải để quan sát tĩnh mạch cảnh - một tĩnh mạch lớn nằm ở trong cổ và có tác dụng dẫn máu trở lại tim. 

Các trường hợp cần sử dụng nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ để đánh giá các tình trạng như:

  • Bướu gan: Phản hồi gan tĩnh mạch cổ có thể cho thấy áp lực trong tĩnh mạch cảnh bị tăng lên, dấu hiệu và biểu hiện của bướu gan như sưng vùng cổ, tĩnh mạch cảnh nổi lên.
  • Suy tim: Khi gan không được bơm máu đầy đủ sẽ làm tăng áp lực trong tĩnh mạch cảnh. Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ có thể cho thấy áp lực trong tĩnh mạch cảnh tăng lên - một dấu hiệu của bệnh suy tim.
  • Mất dịch: Có thể cho thấy dấu hiệu của mất dịch là khi áp lực trong tĩnh mạch cảnh bị tăng lên như tĩnh mạch cảnh bị sụp xuống hoặc không nổi lên khi thực hiện động tác ép bàn tay lên vùng mạng sườn phải.
  • Đánh giá sự ảnh hưởng của một số loại thuốc: Một số thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng đến gan và hệ tuần hoàn.
Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ được thực hiện khi nào? 1
Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ có thể phát hiện một dấu hiệu của bệnh suy tim

Quy trình thực hiện nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ

Quy trình thực hiện nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: Đảm bảo bàn tay của bác sĩ hoặc nhân viên y tế được sạch sẽ và khô. Đặt người bệnh nằm ngửa với tư thế góc 45 độ, đồng thời co nhẹ hai chân và thở đều.
  • Định vị vị trí thực hiện nghiệm pháp phản hồi: Hãy đặt bàn tay phải lên vùng mạng sườn phải, thông qua cách nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ tĩnh mạch cảnh sẽ nổi lên.
  • Quan sát tĩnh mạch cảnh: Bác sĩ sẽ áp ấn một lực nhẹ lên tĩnh mạch cảnh và quan sát phản hồi. Quan sát và kiểm tra tĩnh mạch cảnh trong khoảng thời gian từ 4 - 6 giây. Cần lưu ý nhận thấy khi tĩnh mạch cảnh nổi lên và sự biến dạng trong quá trình thực hiện phản hồi.
  • Ghi nhận kết quả: Sau khi dừng lại, bác sĩ đo chiều cao của tĩnh mạch cảnh để so với đỉnh của xương quai xanh. Kết quả có thể là đường thẳng hoặc đoạn đứt của tĩnh mạch cảnh so với đỉnh xương quai xanh. 

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ là một cách để chẩn đoán bệnh chứ không phải là một quy trình điều trị. Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra, đánh giá chức năng hoạt động của tim mạch, rất có ích khi được kết hợp với các dấu hiệu và triệu chứng khác để phát hiện ra bệnh.

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ được thực hiện khi nào? 3
Trước khi thực hiện phản hồi, người bệnh sẽ nằm ngửa 45 độ, co nhẹ hai chân, thở đều

Một số dấu hiệu mà phản hồi gan tĩnh mạch cổ có thể giúp xác định

Sử dụng nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ - một kỹ thuật trong y tế để đánh giá tình trạng hệ thống tuần hoàn. Khi thực hiện phương pháp này, việc quan sát và kiểm tra các dấu hiệu cũng như triệu chứng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe của người bệnh như:

  • Kích thước tĩnh mạch cảnh: Nếu tĩnh mạch cảnh nổi lên cao hơn so với bình thường thì có thể cho thấy áp lực cao hoặc tắc nghẽn ở hệ tuần hoàn.
  • Sự nhấp nháy tĩnh mạch cảnh: Nếu tĩnh mạch cảnh nhấp nháy theo nhịp tim, cho thấy các van trong hệ thống toàn hoàn đều đang hoạt động bình thường. Nếu tĩnh mạch cảnh nhấp nháy bất thường hoặc không nhấp nháy có thể có sự cản trở hoặc thiếu hoạt động của van.
  • Điều chỉnh động mạch cảnh: Quan sát sự biến đổi của tĩnh mạch cảnh. Nếu có sự biến đổi lớn thì sẽ cho biết trong hệ tuần hoàn đang chịu áp lực lớn.
  • Sự phồng tĩnh mạch cảnh: Nếu tĩnh mạch cảnh bị phồng lên có thể chỉ ra sự tắc nghẽn hoặc sự giãn nở của mạch máu.
  • Thời gian trong quá trình thực hiện phản hồi: Quan sát xem, sau khi nén, tĩnh mạch cảnh mất thời gian bao lâu để trở về trạng thái bình thường. Nếu thời gian phản hồi lâu có thể chỉ ra mức độ cảnh báo về sự tắc nghẽn của mạch máu.

Các kết quả trên chỉ là một phần để chẩn đoán bệnh, cần được kết hợp với các thông tin khác cũng như các biện pháp khác để đưa ra một sự chẩn đoán chính xác.

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ được thực hiện khi nào? 3
Khi tĩnh mạch cảnh phồng lên cao thì cho thấy áp lực hoặc tắc nghẽn ở hệ tuần hoàn

Các nguy cơ không mong muốn khi thực hiện phản hồi gan tĩnh mạch

Trong quá trình nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp một số nguy cơ không mong muốn, gồm có:

  • Chấn thương: Khi bác sĩ ép bàn tay vào vùng mạng sườn để kiểm tra, đánh giá sự phản hồi gan tĩnh mạch cổ có thể gây ra một số chấn thương như vết bầm tím, sưng đau, nghiêm trọng hơn có thể là gãy xương hoặc làm tổn thương các bộ phận cơ quan bên trong.
  • Nhiễm trùng: Trong quá trình ép bàn tay vào vùng mạng sườn có thể gây ra tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng. Do vậy, nếu không tuân thủ các quy trình vệ sinh và tiệt trùng, thì người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở vị trí bị ép.
  • Gây đau và cảm thấy khó chịu: Quá trình ép vào vùng mạng sườn có thể gây đau cho người bệnh, dẫn đến sự bất tiện cũng như cảm giác không thoải mái trong quá trình kiểm tra.
  • Lo lắng và căng thẳng: Một số người bệnh có nỗi sợ hãi khi ép bàn tay vào vùng mạng sườn, điều này dẫn đến một số cảm xúc lo lắng, căng thẳng.

Để làm những nguy cơ trên, bác sĩ hoặc nhân viên y tế cần đảm bảo vấn đề vệ sinh và tiệt trùng, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người bệnh. Ngoài ra, trước khi thực hiện nghiệm pháp này, người bệnh hãy tìm hiểu hoặc thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Cách phòng ngừa sau khi nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ

Sau khi thực hiện nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ, có thể áp dụng một số cách phòng ngừa để tránh nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra, cụ thể:

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Giữ cho vị trí phản hồi được ổn định, tránh làm tổn thương hoặc gây chấn động mạnh ở vùng đã được phản hồi.
  • Theo dõi các biểu hiện cũng như các triệu chứng bất thường sau khi phản hồi gan tĩnh mạch cổ. Nếu có bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với bác sĩ được khám và điều trị.
  • Ăn uống đầy đủ, đảm bảo điều kiện sức khỏe tổng quát, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, cách phòng ngừa sau khi thực hiện nghiệm pháp này có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi người và theo chỉ định của bác sĩ.

Nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ được thực hiện khi nào? 4
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo được điều kiện sức khoẻ sau khi thực hiện phản hồi

Trên đây là những thông tin về nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ. Đây là một phương pháp đơn giản dùng để xác định tình trạng của gan và cả hệ thống tuần hoàn, ngoài ra còn chẩn đoán một số vấn đề về sức khỏe. Trước khi thực hiện nghiệp pháp này hãy tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin