Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Nghiện rượu là gì? Nghiện rượu trải qua những giai đoạn nào?

Ngày 01/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nghiện rượu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bản thân gia đình và các mối quan hệ xã hội. Nghiện rượu cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nghiện rượu là gì? Nghiện rượu trải qua giai đoạn nào? Chỉ khi chúng ta hiểu rõ được tình trạng nghiện rượu thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Khái niệm nghiện rượu là gì?

Dựa vào bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10, nghiện rượu được xếp vào loại rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng những chất tác động tâm thần. Trong rượu, etanol là thành phần chủ yếu được hình thành trong quá trình làm lên men rượu.

Khái niệm rối loạn sử dụng rượu dùng để mô tả hành vi uống rượu một cách thái quá và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thuật ngữ này khá mới mẻ là sự kết hợp giữa hai khái niệm phụ thuộc rượu và lạm dụng rượu hay như cách gọi thông thường là nghiện rượu.

Nghiện rượu là gì? Nghiện rượu trải qua những giai đoạn nào? 1 Nghiện rượu ảnh hưởng lớn đến đời sống.

Nghiện rượu là một bệnh mãn tính rất dễ tái phát bao gồm những triệu chứng sau:

Bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu như một yếu tố không thể thiếu.

Bệnh nhân có thể không kiểm soát được bản thân liên quan đến việc uống rượu.

Khi không sử dụng rượu, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý nặng nề.

Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân thường chưa có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Nếu không được điều trị, tình trạng uống rượu vẫn tiếp diễn thì sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nếu sử dụng rượu quá mức, nguy cơ tử vong có thể xảy ra.

Theo một số thống kê ở Hoa Kỳ, nguyên nhân cái chết của 88.000 người mỗi năm đều có liên quan đến rượu. Nguy cơ tử vong còn cao hơn nữa, nếu như vừa nghiện rượu vừa hút thuốc và có lối sống ít vận động, ăn uống kém. Con số tử vong lên đến 31% có liên quan đến sử dụng rượu khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông.

Mức độ nghiện rượu từ giai đoạn nhẹ, trung bình đến nặng có ảnh hưởng đến gần 16 triệu người Mỹ. Những thông tin về rối loạn sử dụng rượu bạn cũng nên biết để tránh rơi vào tình trạng này. Đây cũng là bước dự phòng và điều trị nghiện rượu.

Phương pháp chẩn đoán nghiện rượu

Có phải chỉ những người uống nhiều rượu thường xuyên mới bị nghiện không? Câu trả lời là ngay cả khi chỉ uống một lượng nhỏ rượu nhưng thường xuyên cũng có thể bị nghiện. Người nghiện rượu không phải lúc nào cũng say rượu. Người nghiện rượu thường không ý thức hoặc không quan tâm đến tầm quan trọng của chứng bệnh. Nghiện rượu có thể là nguyên nhân gây ra những căn bệnh trầm trọng nguy hiểm tới tính mạng như nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, xơ gan, kể cả bệnh ung thư.

Dựa vào bộ câu hỏi hướng dẫn chẩn đoán, thống kê rối loạn tâm thần (DSM) về nghiện rượu, có thể tìm ra các triệu chứng của tình trạng nghiện rượu. Bộ câu hỏi gồm có 11 câu, nếu bệnh nhân mắc 2 trong tổng số 11 câu trong bộ câu hỏi có các triệu chứng kéo dài suốt thời gian 12 tháng thì được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn sử dụng rượu (nghiện rượu).

Nghiện rượu là gì? Nghiện rượu trải qua những giai đoạn nào?2 Người nghiện rượu thường không ý thức hoặc không quan tâm đến tầm quan trọng của chứng bệnh.

Để đánh giá bệnh rối loạn sử dụng rượu nghiêm trọng hay không phụ thuộc vào những triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân. Có 6 triệu chứng trong bộ câu hỏi 11 câu trở lên thì được đánh giá là rối loạn sử dụng rượu nghiêm trọng.

Bộ câu hỏi dùng để chẩn đoán, thống kê các rối loạn tâm thần là bộ tiêu chuẩn mới nhất giúp bác sĩ chẩn đoán những rối loạn liên quan đến rượu. Bộ tiêu chuẩn được nghiên cứu và xây dựng dựa trên những nghiên cứu phát triển về tác hại và nguy hiểm của bệnh nghiện rượu.

Các câu hỏi như:

Bạn không thể nghĩ gì khác ngoài uống rượu? Bạn muốn uống rượu một cách không thể kiềm chế?

Bạn vẫn tiếp tục uống rượu kể cả việc đã từng gây rắc rối với người thân, bạn bè và gia đình của bạn?

Bạn dành phần lớn thời gian của mình để uống rượu? Hoặc đang mắc các bệnh hoặc dành phần lớn thời gian để điều trị các tác hại do uống rượu mang lại?

Số lượng rượu hiện tại bạn đang uống không đủ để bạn say như trước đây, hoặc bạn phải uống nhiều hơn so với trước mới cảm thấy say?

Uống rượu và mắc các bệnh do rượu mang lại thường ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn?

Nghiện rượu có những giai đoạn nào?

Người đầu tiên nghiên cứu về lạm dụng rượu và nghiện rượu đó là E. Morton Jellinek. Nghiên cứu này đưa ra đề xuất các giai đoạn tiến triển của nghiện rượu, được biểu thị bằng đường cong Jellinek và cho đến nay những đề xuất này vẫn được áp dụng.

Bắt đầu với giai đoạn triệu chứng

Ở giai đoạn thứ nhất của nghiện rượu và rối loạn sử dụng rượu bao gồm những hành vi như: Uống rượu nhiều hơn so với dự định, bất chấp sự ngăn cản từ người thân, gia đình và những người xung quanh vẫn tiếp tục uống. Có những ý nghĩ giảm uống rượu hoặc bỏ rượu.

Khi bắt đầu uống rượu hoặc đồ uống có cồn thường có động cơ xã hội tác động. Trái ngược với những người uống bình thường (người sẽ trở thành nghiện rượu) vì mục đích giải tỏa căng thẳng áp lực thì có cảm giác nhẹ nhõm thỏa mãn.

Người nghiện rượu thì nhu cầu uống rượu ngày càng tăng lên. Càng về sau, mật độ uống càng dày hơn, số lượng mỗi lần uống cũng tăng lên.

Ở giai đoạn tiền nghiện

Ở giai đoạn này, bệnh được biểu hiện qua những triệu chứng hay quên, lỗ hổng ký ức đột ngột xuất hiện kể cả khi không có dấu hiệu say rượu.

Giai đoạn này, lượng tiêu thụ rượu đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đến tình trạng say rượu nên bệnh nhân vẫn chưa chú ý. Cuối giai đoạn tiền nghiện rượu, bệnh nhân dần bộc lộ những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, sức đề kháng và hiệu suất làm việc suy giảm. Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện rối loạn lưu thông máu và thường mắc những bệnh như cảm lạnh.

Chuyển đến giai đoạn nguy kịch

Ở giai đoạn nguy kịch, người nghiện rượu không thể tự chủ bản thân. Người nghiện rượu luôn có nhu cầu uống nhiều hơn nữa và hành vi này chỉ chấm dứt khi quá say.

Tình trạng nghiện rượu nặng thêm khi người nghiện rượu dễ dàng sử dụng rượu cũng như nhu cầu sử dụng tăng lên để đạt được hiệu quả mong muốn. Người nghiện phụ thuộc vào rượu, khi không có rượu, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như đau đầu, lo âu, buồn nôn và nôn.

Nghiện rượu là gì? Nghiện rượu trải qua những giai đoạn nào?3

Nghiện rượu ở giai đoạn nguy kịch, người nghiện không thể tự chủ được bản thân mình.

Từ đây, cuộc sống của người nghiện rượu cũng có nhiều thay đổi vì người nghiện tự cô lập với xã hội, trốn tránh gia đình bằng nhiều hoạt động bên ngoài. Họ luôn tìm mọi cách để có được rượu. Đối với người nghiện rượu ở giai đoạn nguy kịch này cơ thể họ sẽ phải chịu những hậu quả. Cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đổ mồ hôi, run tay và liệt dương. Nếu chế độ ăn uống kém chất dinh dưỡng thì các triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ở giai đoạn này, người nghiện muốn uống rượu từ sáng và luôn trong tình trạng say.

Bước vào giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn này, người nghiện ở tình trạng say ngày một dài hơn và suy thoái về mặt đạo đức. Có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng rối loạn tâm thần do tác động của rượu như tâm thần phân liệt. Thậm chí khi không có rượu bia, người nghiện có thể uống cả những loại rượu đã bị làm biến tính như cồn dùng làm chất đốt.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn trầm trọng, cơ thể bắt đầu suy sụp và mất kiểm soát. Tính cách và tâm lý thay đổi theo chiều hướng xấu hơn. Người nghiện bắt đầu có các bệnh lý thực thể và các tình trạng bệnh lý của cơ thể trở nên tồi tệ hơn như bệnh tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, trầm cảm và những bệnh ung thư.

Bệnh nhân ở giai đoạn nghiện rượu mãn tính, khả năng đáp ứng của cơ thể với rượu cũng giảm đáng kể. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sợ hãi không rõ nguyên nhân. Phản ứng của người nghiện với rượu bằng cách uống nhiều hơn. Bệnh nhân rơi vào trạng thái tâm lý chấp nhận sự thất bại bỏ bê công việc.

Ở giai đoạn này, người nghiện nếu tiếp tục sử dụng rượu mất kiểm soát sẽ dẫn tới rối loạn thần kinh. Hiện tượng ảo giác, sợ hãi mất phương hướng, hoang tưởng nghe thấy tiếng người nói. Nếu bỏ rượu đột ngột có thể nguy hiểm đến tính mạng. Giai đoạn này triệu chứng động kinh tâm thần phân liệt bộc lộ rõ. Lúc này, người bệnh mới thấy lo sợ và cần sự giúp đỡ. Bệnh nhân cần được nhập viện chuyên khoa để điều trị những rối loạn sử dụng rượu. Đây là phương pháp tốt nhất có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng tồi tệ trên.

Làm sao để cai nghiện rượu?

Phương pháp điều trị cai nghiện rượu hiệu quả duy nhất là từ bỏ rượu hoặc chất uống có cồn một cách triệt để nhất. Phương pháp điều trị tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng chỉ khi người nghiện rượu chấp nhận điều trị mới có thể giúp họ thoát khỏi “ma men”. Bệnh nhân cần nói chuyện với chuyên gia, bác sĩ về tình trạng của mình để bác sĩ đánh giá, tìm ra biện pháp phù hợp như các chương trình cai nghiện dài hạn, tư vấn gia đình, trị liệu nhóm, tổ chức Alcoholics Anonymous và điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, dùng thuốc hỗ trợ giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng của hội chứng cai nghiện rượu.

Trên đây là một số thông tin về các giai đoạn nghiện rượu cũng như phương pháp để cai nghiện rượu. Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe là rất lớn, vì vậy hãy tránh xa rượu bia hoặc sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh rơi vào tình trạng nghiện rượu.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin