Long Châu

Ngộ độc rượu gấc do nhầm lẫn tai hại về bài thuốc chữa đau lưng

Ngày 08/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gấc ngâm rượu là một trong các bài thuốc chữa được nhiều bệnh theo y học cổ truyền. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách, rất dễ bị ngộ độc rượu gấc. Theo dõi ngay bài viết này để dùng rượu gấc an toàn và hiệu quả nhé!

Hạt gấc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi ngâm rượu khi càng phát huy tốt hơn. Tuy nhiên, nếu dùng rượu gấc không đúng cách sẽ dẫn đến ngộ độc rượu gấc. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cách để dùng rượu gấc chữa bệnh đúng cách theo y học cổ truyền và cách để ngâm rượu hạt gấc, hãy cùng theo dõi với chúng tôi nhé!

Ngộ độc rượu gấc khi dùng đường uống 

Theo các tài liệu đông y ghi chép, rượu gấc không được dùng để uống mà chỉ nên dùng bôi ngoài da. Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra trong hạt gấc có chứa đến 4 loại axit độc. Các thành phần này sẽ được giải phóng vào rượu trong quá trình ngâm. Vì vậy, bạn sẽ bị ngộ độc rượu gấc khi uống. 

Ngộ độc rượu gấc có các biểu hiện tương tự như ngộ độc rượu, bao gồm: Cảm giác buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt, mệt mỏi. 

Một nghiên cứu khác của Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cho thấy thành phần dược tính trong cao lỏng hạt gấc có độc tính cấp gây chết những chú chuột thực nghiệm. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không tự ý dùng hạt gấc hay rượu gấc làm thuốc uống. Khi dùng rượu gấc, cần được sự tư vấn từ bác sĩ y học cổ truyền, tránh để ngộ độc rượu gấc xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. 

ngộ độc rượu gấc 1

Ngộ độc rượu gấc xảy ra khi bạn dùng rượu gấc để uống 

Dùng đúng cách sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ hạt gấc ngâm rượu 

Mặc dù rượu gấc không được dùng đường uống vì có nguy cơ gây ngộ độc nhưng ngược lại, rượu hạt gấc có thể dùng để xoa bóp ngoài với liều lượng thích hợp giúp chữa được nhiều bệnh lý. 

Hạt gấc là một loại dược liệu có tên gọi theo y học cổ truyền là mộc miết tử. Bên trong phần hạt gấc có màu vàng, tính ôn, vị đắng và có quy vào kinh can, đại tràng giúp chống viêm, giảm đau.

Ngoài ra, gấc cũng có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe nhờ vào các thành phần như lipit, protein, xenluloza, đường, tanin, invedaxa, photphotoba, nước và chất khoáng. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rượu gấc: 

Chữa vết đốt côn trùng cắn, vết thương gây chảy máu ngoài da

Trong gấc có chứa thành phần vitamin C kết hợp cùng khả năng kháng khuẩn của rượu chính là một hỗn hợp sát trùng hiệu quả. Rượu ngâm hạt gấc sẽ giúp làm sạch bề mặt vết thương, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Song song đó, rượu gấc cũng có công dụng giảm sưng tấy và ngứa do côn trùng đốt. 

Cách dùng: Lấy một miếng bông gòn tiệt trùng thấm rượu rồi thoa lên vết thương mỗi ngày 3 lần. Thực hiện liên tục trong vài ngày để vết thương nhanh lành lại. 

Chữa trị các vấn đề về răng miệng 

Rượu gấc có tốt cho sức khỏe của răng miệng như đau răng, lở miệng lưỡi, chảy máu chân răng, giúp làm giảm đau nhức và chảy máu răng. Trong một số trường hợp, rượu gấc cũng sẽ giúp giảm chảy máu và lở miệng. 

Cách dùng: Ngậm một ngụm rượu nhỏ và cố gắng giữ nguyên trong miệng khoảng 30 phút cho rượu gấc phát huy tác dụng rồi nhổ ra. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch, đặc biệt cần súc miệng lại một lần nữa trước khi ăn hay uống nước. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, vào buổi sáng và buổi chiều. 

ngộ độc rượu gấc 2

​ Dùng rượu gấc súc miệng giúp chữa trị hiệu quả các bệnh về răng miệng  ​

Trị bệnh trĩ

Rượu gấc có khả năng giảm đau và chống sưng chống viêm tự nhiên nên thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Phương pháp dùng rượu thuốc này đặc biệt hiệu quả ở những bệnh nhân trĩ ngoại mức độ nhẹ. 

Cách sử dụng: Lấy một ít rượu hạt gấc ngâm cùng với xác hạt gấc giã nát để đắp vào hậu môn. Giữ nguyên trong ít nhất 30 phút sau đó mới rửa sạch đi. Nên thực hiện phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ này từ 1 - 2 lần trong ngày để làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. 

Chữa trị các triệu chứng đau nhức xương khớp 

Rượu gấc chữa đau xương khớp là một bài thuốc giảm đau công hiệu theo y học cổ truyền. Phương thuốc này có thể dùng lâu dài mà ít để lại tác dụng phụ như khi dùng các thuốc trị đau xương khớp khác. Vì thế, nó còn được xem là “vị cứu tinh” cho những ai đang bị đau nhức xương khớp. 

Cách sử dụng: Lấy một lượng rượu gấc vừa đủ thoa lên xung quanh vị trí khớp đang bị đau. Cùng lúc đó mát xa và nắn bóp nhẹ nhàng để rượu thuốc thẩm thấu tốt nhất vào bên trong xương khớp. Điều này cũng giúp kích thích tuần hóa máu đến khớp xương đang bị hư tổn giúp khớp xương nhanh được chữa lành. 

Chữa trị chứng tụ máu bầm

Hạt gấc ngâm rượu được dùng làm thuốc tan máu bầm và giảm sưng đau sau chấn thương, tai nạn nhờ vào đặc tính của hạt gấc. Theo y học cổ truyền, hạt gấc có tính ôn, giúp tiêu thũng và giảm đau, chống ứ máu và ứ dịch. 

Cách sử dụng: Lấy một lượng vừa đủ rượu gấc để thoa lên vùng tụ máu bầm đang cần điều trị. Lặp lại đều đặn mỗi ngày nhiều lần cho đến khi tan máu bầm và vết thương bớt sưng, đau. 

ngộ độc rượu gấc 3

Rượu gấc giúp giảm đau lưng, giảm đau xương khớp hiệu quả khi dùng thoa ngoài

Hướng dẫn làm rượu gấc đúng cách 

Để hạn chế ngộ độc rượu gấc, hạt gấc cũng cần được ngâm đúng cách. Dưới đây là các bước ngâm rượu hạt gấc chuẩn nhất:

  • Bước 1: Chuẩn bị 500ml rượu trắng 40 – 50 độ, khoảng 30 – 40 hạt gấc, ưu tiên chọn những hạt của quả chín già, vỏ ngoài đen bóng. Chuẩn bị thêm 1 cái lọ  thủy tinh có kích thước đủ lớn để ngâm rượu.
  • Bước 2: Nướng hạt gấc trên bếp than đang đốt cháy cho đến khi lớp vỏ ngoài cháy đen. 
  • Bước 3: Bỏ lớp vỏ đen bên ngoài của hạt gấc để lấy phần nhân hạt màu vàng ở bên trong.
  • Bước 4: Cho nhân hạt gấc vừa lọc được ở trên vào cối và giã nhỏ.
  • Bước 5: Bỏ nhân hạt gấc đã giã nhỏ vào bình và đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào. Bạn có thể tăng lượng rượu hoặc hạt gấc nhưng lưu ý phải theo tỷ lệ tương ứng như công thức trên. 
  • Bước 6: Đậy kín nắp bình rượu và để vào bình rượu gấc trong khu vực thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời. Lưu ý: Thỉnh thoảng lắc nhẹ cho rượu ngấm đều.
  • Bước 7: Rượu gấc có thể lấy ra bắt đầu sử dụng sau 10 ngày kể từ lúc ngâm. Nhưng bạn có thể để lâu hơn vì rượu gấc ngâm càng lâu càng tốt. 

Rượu gấc có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe và là một phương thuốc theo y học cổ truyền. Nhưng điều đó chỉ đúng khi dùng rượu gấc bôi ngoài. Không được uống rượu gấc để chữa bệnh theo bất kỳ thời khuyên nào vì nguy cơ ngộ độc rượu gấc rất cao. Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng hạt gấc ngâm rượu nhé! 

Vi Quỳnh 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm