Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngủ máy lạnh bị khó thở là tình trạng thường gặp ở một số người. Tuy nhiên, nhiều người thường luôn thắc mắc rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không biết là do đâu.
Để biết được nguyên nhân khiến cho việc ngủ máy lạnh bị khó thở cũng như những lưu ý khi sử dụng máy lạnh, bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết dưới đây.
Khi sử dụng máy lạnh, chúng ta phải cần đến một không gian kín hoàn toàn. Điều này sẽ khiến cho nồng độ CO2 bị tăng cao trong phòng ngủ bởi chúng ta chỉ thải ra CO2 mà không nhận được lượng oxy cần thiết từ bên ngoài môi trường. Nguyên nhân là do máy lạnh vốn dĩ là thiết bị làm mát dựa trên nguồn điện nên máy sẽ thải ra lượng CO2 nhất định.
Một khi nguồn không khí không có chỗ thoát hơi thì hiệu quả đối lưu của không khí sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ khiến cho người sử dụng cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Nếu tình trạng này ảnh hưởng lâu dài sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như mất ngủ, thiếu máu lên não, viêm đường hô hấp… Không chỉ vậy, việc lạm dụng máy lạnh thường xuyên và dùng máy liên tục trong nhiều giờ ở không gian kín, nếu ra ngoài một cách đột ngột sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, sốc nhiệt do thân nhiệt chưa kịp điều chỉnh thích ứng với môi trường.
Việc nằm lâu trong điều hòa sẽ khiến cho cơ thể rất dễ bị mất nước, da khô. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác tấn công. Không những vậy, việc ở thường xuyên trong phòng điều hòa còn khiến cho tuyến hô hấp bị khô và dẫn đến khó thở. Ở những trẻ nhỏ, trẻ có thể bị sốt và mắc các bệnh lý về tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng điều hòa, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Khi bạn ngủ say, thân nhiệt của cơ thể sẽ bị giảm. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng điều hòa và không nên để chênh lệch nhiệt độ nhiều hơn so với bên ngoài. Để đảm bảo an toàn cho người ngủ ở trong điều hòa, tốt nhất bạn nên để nhiệt độ từ 25 đến 27 độ C.
Nếu như nhiệt độ trong phòng chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời 7 độ C thì sẽ tốt hơn với người sử dụng. Không những vậy, điều này còn không ảnh hưởng tới việc ra vào phòng một cách liên tục.
Việc ngủ trong phòng điều hòa hơn 4 tiếng liên tục sẽ khiến cho cổ họng bị khô, da khô. Chính vì vậy, bạn nên hẹn giờ hoạt động điều hòa trong lúc ngủ.
Muốn tạo độ ẩm cho không khí, bạn có thể đặt một chậu nước hoặc máy phun sương ở góc phòng mỗi khi ngủ. Không khí khi có đủ lượng độ ẩm cần thiết sẽ giúp cho giấc ngủ được sâu hơn và phòng tránh được các vấn đề về đường hô hấp.
Vào mỗi buổi sáng sau khi dùng máy lạnh, bạn hãy mở tung cửa sổ để gió và nắng tràn vào trong phòng giúp khử khuẩn.
Bạn nên lựa chọn các loại máy điều hòa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, khói bụi có hại. Việc làm này sẽ giúp cho bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Bạn nên chú ý vệ sinh máy lạnh theo định kỳ từ 4 đến 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp cho các loại mầm bệnh, nấm mốc lưu trú trong máy không có cơ hội phát triển. Nếu không, máy điều hòa sẽ là nguồn gốc phát sinh bệnh tật cho người sử dụng. Bên cạnh đó, phòng điều hòa cũng cần dọn dẹp sạch sẽ và khi không bật điều hòa, bạn hãy mở cửa phòng cho thoáng không khí.
Khi ngủ trong căn phòng điều hòa, bạn hãy đắp thêm một chiếc chăn mỏng. Đặc biệt, bạn nên che kín vùng bụng và tránh cho lỗ chân lông bị giãn nở dẫn đến tình trạng bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, bạn nên mặc những bộ quần áo có khả năng thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
Bạn nên tránh ngủ ở những nơi mà điều hòa thổi thẳng vào đầu và mặt bởi sẽ gây ra tình trạng khó thở, nghẹt mũi và hạn chế mắc các bệnh lý về viêm họng và hệ hô hấp.
Khi nhận thấy có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực, bệnh nhân nên đi khám ngay. Bệnh nhân tuyệt đối không nên mua thuốc điều trị cho những người mắc các bệnh lý trên.
Nếu như thời tiết không nóng bức, bạn không nhất thiết phải sử dụng phòng có điều hòa. Gió quạt và gió tự nhiên vẫn là tốt nhất dành cho mọi người.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến vấn đề ngủ máy lạnh bị khó thở. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...