Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em xuất hiện khá phổ biến. Vậy nguyên nhân do đâu và biện pháp nào cải thiện tình trạng này? Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em là một bệnh da liễu khá thường gặp, nếu không chữa trị dứt điểm sẽ tái đi tái lại nhiều lần, gây khó chịu, ngứa ngáy và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh này là gì? Liệu có giải pháp nào khắc phục hay không? Dưới đây là những thông tin chi tiết được các chuyên gia giải đáp liên quan đến căn bệnh này.
Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em là hiện tượng da bị ửng đỏ, có nốt mụn li ti ở lòng bàn chân trẻ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi trẻ gãi, các nốt mụn vỡ ra, có thể gây viêm nhiễm. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến, thậm chí ở cả trẻ sơ sinh. Nếu không được chữa trị dứt điểm, bệnh này sẽ tái đi tái lại nhiều lần và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh thường do các yếu tố sau:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em. Bởi khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, không kịp thích nghi ngay với môi trường xung quanh. Vì thế, những kháng thể sẽ chống đối lẫn nhau, tiết ra những chất gây ngứa như Histamin và Serotonin. Nếu ngứa lòng bàn chân xuất hiện do dị ứng thời tiết, bé sẽ có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ hoặc sốt nhẹ.
Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn một số loại thực phẩm như thịt bò, trứng, hải sản... sẽ rất dễ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và ngứa lòng bàn chân. Ngoài ra, nhiều bé cũng sẽ gặp phải một số hiện tượng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, ngứa miệng, chán ăn…
Bệnh viêm da cơ địa là một dạng của viêm da mãn tính liên quan tới rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Do đó, khi trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa, bất kỳ yếu tố nào tác động cũng dẫn đến các biểu hiện như ngứa lòng bàn chân ở trẻ em, xuất hiện những nốt ban đỏ hoặc hồng, thậm chí là có cả hiện tượng dày sừng, bong vảy…
Vào mùa hè nắng nóng, bệnh tổ đỉa thường xuất hiện khá phổ biến, kèm theo hiện tượng mẩn ngứa ở lòng bàn chân trẻ. Căn bệnh này sẽ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi thường xuyên nên rất khó kiểm soát, khiến mụn nước bị vỡ, gây viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng nặng.
Hiện nay, để điều trị ngứa lòng bàn chân ở trẻ em sẽ thực hiện theo các giải pháp sau:
Việc sử dụng Tây y trong điều trị bệnh hiện nay khá phổ biến. Sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường kê một số loại thuốc để làm giảm tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em như:
Uống thuốc tây là lựa chọn được nhiều người tin tưởng và sử dụng nhờ đáp ứng hiệu quả điều trị nhanh và kịp thời nên các triệu chứng sẽ giảm nhanh sau khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc tây cho trẻ vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn nên tuân thủ chặt chẽ các chỉ định sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ.
Một trong những cách chữa ngứa lòng bàn chân ở trẻ em được nhiều người áp dụng hiện nay là dùng Đông y để trị bệnh. Một số cách thường dùng như tắm các loại nước lá (lá kinh giới, trầu không, sài đất, lá khế…), uống nước tinh bột nghệ, uống giấm táo…
Tuy cách trị nổi mẩn ngứa tại nhà bằng Đông y tiện lợi, ít tốn kém song hiệu quả mang lại khá chậm và phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Ngoài ra, nguyên liệu chuẩn bị cần được rửa sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập, đồng thời nên thử phản ứng ở vùng da nhỏ trước khi điều trị nhằm tránh tác dụng phụ.
Hiện nay, sử dụng kem bôi để điều trị triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm lòng bàn chân là giải pháp được nhiều người sử dụng nhất bởi hiệu quả “kép”: Vừa mang lại hiệu quả cao vừa đảm bảo an toàn. Trong các sản phẩm được bày bán trên thị trường, kem bôi Sodermix hiện là sản phẩm điều trị bệnh ngứa lòng bàn chân ở trẻ em được tin dùng.
Đây là sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Pháp, có tác dụng đặc trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, ngứa lòng bàn chân, chàm sữa, tổ đỉa… Nhờ có thành phần chiết xuất từ cà chua xanh giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, đồng thời làm mềm và dịu da, giảm ngứa, trẻ sẽ dễ chịu hơn và sớm đẩy lùi được cảm giác khó chịu. Không những vậy, kem bôi Sodermix còn rất an toàn, có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh.
Để ngăn ngừa hiện tượng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tránh để con tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa: Bạn cần hạn chế cho trẻ mặc quần áo có chất liệu dễ gây ngứa như len hoặc có lông dính vào người vì sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Tốt nhất, bạn nên cho con mặc những bộ quần áo được làm từ cotton hoặc lụa. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên giặt chăn, thảm, màn, chiếu và ga trải giường để tránh đọng lại bụi bẩn khiến con bị ngứa ngáy.
Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ: Bạn nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm và sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ để da của con không bị kích ứng. Bạn nên lưu ý không dùng các loại sữa tắm chứa nhiều hóa chất, có thể làm tổn thương da trẻ.
Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây ngứa: Nếu trẻ có cơ địa dị ứng, bạn không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa protein, thịt bò, sữa tươi, hải sản… Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm cay nóng vì có thể gây ngứa, nhiệt miệng và nổi mụn nhọt.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về hiện tượng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em cũng như giải pháp phòng ngừa, chữa trị hiệu quả. Bệnh tuy không có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến vận động, đi lại hằng ngày. Do đó, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh để có thể sớm điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.