Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân - Hiểu đúng để phòng ngừa

Ngày 25/02/2023
Kích thước chữ

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân khiến cho chúng ta luôn cảm thấy phiền toái. Đặc biệt cơn ngứa vào ban đêm lại càng làm cho ta bực bội. Ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể là do da, do tiếp xúc hóa chất hoặc có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh cần được thăm khám và điều trị.

Nhiều người gặp phải tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân khiến họ luôn cảm thấy phiền toái và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vì sao lại xảy ra tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân? Hiểu thế nào cho đúng và cách phòng ngừa ra sao. Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân do bệnh gì?

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Có thể do một số loại thuốc liên quan đến bùng phát bệnh vảy nến như lithium và thuốc chẹn beta. Vì vậy bệnh vẩy nến thể sau có thể xuất hiện trên bàn tay và bàn chân. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân dưới dạng mụn nước nhỏ màu trắng và các vùng mẩn đỏ. Theo thống kê hiện tượng này chủ yếu ở phụ nữ. Bệnh thường tái phát nhiều lần trong vài tháng hoặc có thể kéo dài nhiều năm. Tình trạng viêm khớp cũng là một tác dụng phụ có thể xảy ra.

Có thể ngứa lòng bàn tay bàn chân do tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư như aspirin, opioid và một số loại thuốc huyết áp. Kể cả liệu pháp điều trị ung thư cũng có tác dụng không mong muốn đó. 

Dị ứng, phát ban...

Hiện tượng dị ứng có thể xảy ra dẫn tới ngứa lòng bàn tay, bàn chân về đêm, ngứa lòng bàn tay, bàn chân là dấu hiệu phản ứng dị ứng với thứ mà bạn đã chạm vào. 

Sau vài giờ có thể xuất hiện tình trạng phát ban, da cực kỳ khô, nổi mề đay, mụn nước, cảm giác nóng hoặc châm chích. Khi bệnh chàm bội nhiễm cũng có thể do dị ứng với những chất như coban hoặc niken, hay một số kim loại khác ở đồ vật sử dụng. 

Bệnh tiểu đường

Có một điều bạn cũng cần lưu ý đó là khi ngứa lòng bàn tay cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Eruptive xanthomatosis là tình trạng da liên quan đến bệnh tiểu đường và có thể xảy ra ngứa lòng bàn tay, bàn chân.

Thay đổi nội tiết tố

Kể cả trong thai kỳ hay tuổi tiền mãn kinh và kể cả tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể sẽ diễn ra sự thay đổi một cách đột ngột. Vì vậy cũng có thể xảy ra tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân. 

Dị ứng thời tiết hoặc thức ăn

Da khô thường xảy ra vào những tháng mùa đông độ ẩm không khí giảm. Có thể xảy ra tình trạng da ngứa ngáy khô và nứt nẻ chảy máu.

Phản ứng dị ứng thường hay khi lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa. Thông thường thời tiết thay đổi đột ngột như ẩm quá hoặc khô quá cũng có thể xảy ra. Thức ăn như hải sản, đậu phộng, trứng cũng có thể gây phản ứng dị ứng với đối tượng có cơ địa nhạy cảm.

Một số chất khác như hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa hay lông động vật cũng dễ gây kích ứng. 

Bệnh lý da liễu

Có thể tình trạng này xuất hiện khi cơ thể phản ứng với tác động từ những yếu tố bên ngoài lên vùng da bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, cũng có thể là do một triệu chứng cho một bệnh về da nào đó.

Bệnh chàm là bệnh phổ biến do tình trạng viêm nhiễm da. Chàm cũng có nhiều loại bệnh khác nhau, mức độ từ nhẹ đến nặng từ ngứa da, nứt nẻ đến phồng rộp nghiêm trọng. Có một số dạng chàm như chàm thể tạng biểu hiện nứt nẻ, da đỏ hoặc có vảy mụn nước nhỏ chứa dịch ở lòng bàn tay, chân. Khi căng thẳng hoặc dị ứng theo mùa dẫn tới tình trạng chàm này và thường tồn tại trong vài tuần.

Các bệnh lý về da khác cũng có thể gây nên tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân cũng không ngoại lệ. Một số bệnh như bệnh ghẻ, bệnh mề đay, vảy nến, tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da do tiếp xúc có thể gây ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm. 

Bệnh vảy nến khiến cho ngứa lòng bàn tay, bàn chân, kể cả tình trạng viêm tự miễn dịch mãn tính. Khi bệnh vẩy nến gây ra hệ thống miễn dịch nhầm tế bào da và virus hay do nhiễm trùng khác và phản ứng sinh ra nhiều da tế bào.

Bệnh vảy nến ngoài yếu tố di truyền cũng có thể do thời tiết lạnh không khí khô, căng thẳng, nội tiết tố hoặc nhiễm trùng như tụ cầu hoặc viêm họng.

Suy giảm chức năng của gan, thận, mật

Tình trạng ứ mật gây kích thích dây thần kinh cảm giác, bởi vì lượng axit mật bị ứ đọng sẽ trực tiếp đi vào máu dẫn tới ngứa ngáy ngoài da. Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là bệnh và khiến người bệnh rất khó chịu và cảm thấy phiền toái. 

Khi suy giảm chức năng của gan và thận là hai cơ quan thực hiện đào thải độc tố của cơ thể sẽ làm tích tụ độc tố dẫn tới nổi mẩn đỏ ngứa ngáy lòng bàn tay, bàn chân.

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân hiểu đúng để phòng ngừa-2 Có thể do dị ứng dẫn tới ngứa lòng bàn tay, bàn chân

Điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân

Việc điều trị ngứa lòng bàn tay, bàn chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dù việc chẩn đoán không dễ dàng bởi vì có thể từ nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Việc điều trị gốc rễ của bệnh sẽ ngăn ngừa được dấu hiệu ngứa lòng bàn tay bàn chân.

  • Đối với xơ mật tiên phát có thể dùng thuốc hay acid ursodeoxycholic sẽ giúp cải thiện ngứa. Bên cạnh đó để giảm ngứa có thể dùng thuốc kháng histamin sẽ hiệu quả nhất.
  • Nếu là tình trạng dị ứng nhằm ngăn ngừa phơi nhiễm với nguồn gốc chất gây dị ứng dị nguyên. Có thể dùng thuốc kháng histamine mạnh giúp chống lại tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng, ngứa lòng bàn tay mãn tính.
  • Nếu như đó là hội chứng đường hầm, biện pháp phẫu thuật sẽ là lựa chọn tốt nhất. 
  • Trong một số trường hợp nhằm giảm áp dây thần kinh và kiểm soát tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể dùng các thuốc chống viêm không steroides NSAIDs (ibuprofen và aspirin) và corticosteroids như prednisone. Giải pháp châm cứu hay các liệu pháp điều trị khác có khả năng cải thiện và làm giảm chứng đau. Nếu như eczema hoặc chàm thì hầu như không có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng, và giảm triệu chứng ngứa.
  • Còn đối với viêm da cơ địa, điều trị thiên về làm mềm da, chăm sóc da để giảm sưng và phồng rộp cũng như giảm phản ứng dị ứng. Để giảm ngứa, chống viêm sẽ dùng các loại kháng sinh, thuốc kháng histamin và steroids. 
  • Đối với bệnh tiểu đường, nếu phát hiện sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và tác dụng phụ và có thể kiểm soát tốt.

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân hiểu đúng để phòng ngừa-1 Ngứa lòng bàn tay, bàn chân hiểu đúng để phòng ngừa

Phòng ngừa ngứa lòng bàn tay, bàn chân như thế nào?

Việc phòng ngừa luôn là giải pháp tốt nhất để tránh những phiền toái khi bạn gặp phải. Việc chủ động phòng ngừa ngứa lòng bàn tay, bàn chân để giảm ngứa không nên bỏ qua. Trước tiên cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cơ thể và không được bỏ qua lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

  • Nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho chân và tay một cách đều đặn.
  • Nên chọn những sản phẩm tẩy rửa có thành phần từ thiên nhiên có nguồn gốc rõ ràng đồng thời có tính dịu nhẹ, lành tính.
  • Cách phòng ngừa khá hiệu quả là nên đeo găng tay hoặc ủng khi phải tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, các chất gây hại như chất hóa học.
  • Đối với chân thì nên thay vớ thường xuyên và không nên đi loại quá chật. Sau mỗi lần đi giày về cần rửa chân sạch sẽ.
  • Ngoài những biện pháp trên thì việc cung cấp đầy đủ nước hằng ngày cho cơ thể cũng là một cách phòng ngừa hiệu quả. Nên tránh những thực phẩm có khả năng dị ứng như thực phẩm dầu mỡ và đồ uống có cồn. Cần nghỉ ngơi và làm việc một cách khoa học và hợp lý. Cần giữ cho tinh thần thoải mái và thư thái tránh bị áp lực.

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân hiểu đúng để phòng ngừa-3 Thường xuyên sử dụng kem dưỡng da tay, da chân cũng là cách phòng ngừa

Như vậy có thể nói ngứa lòng bàn tay, bàn chân do rất nhiều nguyên nhân, cần tìm được nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể điều trị hiệu quả. Ngoài ra cũng cần phải phòng ngừa để tránh gặp phải những phiền phức rắc rối. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn và gia đình.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin