Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng được đánh giá là nguy hiểm hàng đầu ở người bệnh đái tháo đường. Vậy biến chứng nhiễm toan ceton có dấu hiệu là gì? Nhận biết nhiễm toan ceton bằng cách nào? Cùng tham khảo ngay sau đây nhé.
Nhiễm toan ceton là tình trạng nguy hiểm diễn ra ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Khi diễn biến đến nhiễm toan ceton có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh nhân nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường. Biến chứng này xảy ra khi lượng axit trong máu sản sinh ra quá nhiều (ceton) dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton ở người đái tháo đường.
Biến chứng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh tiểu đường không sản sinh ra đủ lượng insulin cần thiết dẫn đến những rối loạn nhất định trong chuyển hóa Protid, chất béo và carbohydrate.
Biến chứng nhiễm toan ceton diễn ra do đái tháo đường thường gồm có 2 triệu chứng rối loạn hóa sinh nguy hiểm nhất là tăng glucose trong máu và nhiễm ceton đồng thời nhiễm toan và có dấu hiệu rối loạn điện giải trong cơ thể.
Nhiễm toan ceton là một trong những tình trạng cấp cứu nội khoa cần được thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh kèm với điều trị tích cực để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là hôn mê, phù não hoặc tệ nhất có thể dẫn đến tử vong.
Nhận biết một số triệu chứng khi nhiễm toan ceton do đái tháo đường từ sớm giúp hạn chế khả năng biến chứng nguy hiểm hơn cũng như có phương án điều trị thích hợp, theo dõi bệnh tình thường xuyên. Dấu hiệu nhận biết nhiễm toan ceton gồm:
Bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất nhanh chóng khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện sau:
Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến nhiễm toan ceton, nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng này xuất phát từ việc:
Nhiễm toan ceton là một biến chứng nguy hiểm, cần được phát hiện sớm để có phương án điều trị một cách hiệu quả nhất, hạn chế tối đa hậu quả không mong muốn xảy ra với sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Ngoài việc nhận biết triệu chứng nhiễm toan ceton thì cách điều trị cũng rất quan trọng, được nhiều người quan tâm. Theo nhiều chuyên gia đầu ngành cho biết, việc điều trị nhiễm toan ceton chủ yếu là những biện pháp nhằm chống mất nước, bù đủ lượng insulin mà cơ thể thiếu hụt và phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể, có biện pháp điều trị chứng rối loạn toan kiềm. Điều trị nhiễm toan ceton cụ thể như sau:
Lập bảng theo dõi quá trình điều trị: Việc này khá quan trọng, giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ theo dõi được chính xác nhất diễn biến của bệnh có thuyên giảm qua quá trình điều trị không hay có dấu hiệu tiến triển nặng hơn,...
Bổ sung insulin: Việc bổ sung insulin cho cơ thể đóng vai trò quan trọng để hạn chế chứng nhiễm toan ceton không diễn biến xấu hơn. Loại insulin tác dụng nhanh được sử dụng trong những trường hợp nhất định như người nhiễm toan ceton nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm, cần tăng lượng insulin kịp thời.
Ổn định điện giải: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ở đa số bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton bị thiếu hụt đến 4 - 5 lít dịch, cần nhanh chóng bồi phụ để tránh gây ra tình trạng nguy hiểm. Thông thường, dung dịch muối được bổ sung đầu tiên.
Bồi phụ lượng kali: Hạ kali máu cũng là một trong những biến chứng thường gặp ở người nhiễm toan ceton nên trong quá trình điều trị, cần bổ sung thêm kali.
Bổ sung thêm phốt pho: Đây cũng là một chất cần được bổ sung ở bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu hụt phốt pho khá hiếm gặp nên cần được chẩn đoán, xét nghiệm trước khi bổ sung.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Đây là bước điều trị kết hợp cho người nhiễm toan ceton đái tháo đường, hạn chế biến chứng nguy hiểm và cân bằng điện giải insulin trong cơ thể.
Tóm lại, nhiễm toan ceton là một biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của bản thân cũng như có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.