Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị bệnh tiểu đường có hiến máu được không?

Ngày 29/10/2022
Kích thước chữ

Bạn đang mắc bệnh tiểu đường, mong muốn tham gia hiến máu nhưng chưa biết tiểu đường có hiến máu được không? Cùng xem giải đáp người bị tiểu đường có được hiến máu không nhé!

Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người bị bệnh tiểu đường. Đây là bệnh có biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Theo Bộ Y tế, có những trường hợp không được hiến máu hoặc phải trì hoãn hiến máu vì mắc bệnh lý. Điều này khiến nhiều người lo ngại hiến máu khi đang mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây sẽ là câu trả lời giúp bạn biết rõ bị tiểu đường có hiến máu được không.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Theo điều kiện hiến máu, những ai mắc bệnh lây truyền qua đường máu hoặc bệnh lây qua đường tình dục đều không được tham gia hiến máu. Điều này đảm bảo an toàn cho người tiếp nhận máu, tránh bị lây nhiễm bệnh. Tiểu đường có thể hiến máu được không, có sợ truyền bệnh sang cho người nhận máu không?

tiểu đường có hiến máu được không 1 Nhiều người lo lắng không biết tiểu đường có hiến máu được không?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do cơ thể dung nạp glucose không đúng cách. Bệnh không do virus, vi khuẩn gây ra nên hoàn toàn không lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp, qua đường máu hoặc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trong cùng gia đình thì tiểu đường có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Điều này vẫn khiến nhiều người lầm tưởng tiểu đường lây lan và không tốt khi hiến máu.

Các nhà nghiên cứu đã giải thích lý do tiểu đường bị di truyền là bởi có cùng huyết thống, liên quan đến gen và môi trường sống, thói quen ăn uống. Nếu cả bố mẹ cùng mắc tiểu đường, con cái có 30% nguy cơ di truyền bệnh. Bố mắc thì tỷ lệ di truyền sang con là 6%, tỷ lệ di truyền nếu mẹ mắc là 1 - 4%. Như vậy, bệnh tiểu đường không có nguy cơ truyền nhiễm sang người tiếp nhận máu.

Tiểu đường có hiến máu được không?

Bệnh tiểu đường không bị lây thì có hiến máu được không? Trong thông tư về điều kiện hiến máu, tiểu đường không phải là bệnh cần trì hoãn hiến máu. Cũng không có bất cứ quy định nào không cho người mắc bệnh tiểu đường tham gia hiến máu. Theo tiến sĩ Sanjay Reddy ở Bệnh viện Fortis (Ấn Độ), người bệnh tiểu đường vẫn hiến được máu nếu lượng đường huyết phù hợp.

tiểu đường có hiến máu được không 2 Bệnh tiểu đường vẫn hiến máu được nhưng có tiêu chuẩn đảm bảo an toàn

Tại thời điểm hiến máu, lượng đường huyết trong máu ở người bệnh phải nằm ở mức cho phép. Y bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng, khai thác mức độ bệnh, thuốc điều trị và những yếu tố khác để quyết định được hiến máu. Người bị bệnh tiểu đường có hiến máu được không cần xem xét một số tiêu chuẩn dưới đây.

  • Không có vấn đề gì khác về tim. Nếu mắc bệnh lý về tim, quá trình lấy máu từ người tiểu đường có thể gây hại sức khỏe.
  • Không được hiến máu nếu bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2 mà đang dùng insulin bovine. Hiến máu có nguy cơ mắc bệnh bò điên.
  • Khoảng 1 tháng trước khi hiến máu, người bệnh không thay đổi thuốc. Nếu có thay thuốc mới, đường huyết sẽ bị ảnh hưởng khi hiến máu.
  • Có thể trạng sức khỏe tốt tại thời điểm hiến máu, chưa gặp biến chứng tiểu đường đến mắt, mạch máu hoặc thận.

Bên cạnh các tiêu chuẩn liên quan đến bệnh lý, bạn phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 60 tuổi khi hiến máu. Nữ giới hiến máu phải từ 42kg trở lên, nam giới đủ 45kg trở lên. Công việc của bạn không có tính đặc thù như là làm phi công, thủy thủ, thợ mỏ, lái xe, vận động viên chuyên nghiệp… Nếu mắc các bệnh khác ngoài tiểu đường, bạn nên khai báo đầy đủ tới y bác sĩ.

Lưu ý gì khi người bị tiểu đường đi hiến máu?

Bạn đã biết tiểu đường có hiến máu được không, tiêu chuẩn an toàn là gì. Thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường lưu ý trước và sau khi hiến máu.

tiểu đường có hiến máu được không 3 Mặc dù có thể hiến máu những người bệnh tiểu đường vẫn nên chú ý đến thể trạng sức khỏe

Trước khi người bị bệnh tiểu đường hiến máu

Những việc làm trước khi hiến máu:

  • Ngủ ít nhất 6 tiếng trong đêm trước ngày hiến máu.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý 2-3 ngày trước đó.
  • Buổi sáng đi hiến máu nên ăn nhẹ, không ăn đồ dầu mỡ hoặc thực phẩm nhiều đạm.
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước trái cây.
  • Không uống rượu bia, cà phê, trà vì caffeine dễ tăng áp lực lên máu.
  • Giữ tinh thần mái, hiến máu không gây đau đớn như bạn lo sợ.

Sau người người bị tiểu đường hiến máu

Sau khi hiến máu, người bị tiểu đường cần lưu ý:

  • Hơi nâng cánh tay lấy máu lên cao trong vòng 15 phút.
  • Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống sữa ngay sau khi lấy máu xong.
  • Chỉ ra về khi thấy cơ thể thoải mái, không có bất thường.
  • Trong 24 giờ đầu sau hiến máu không được uống rượu, bia, trà, cà phê.
  • Không hút thuốc lá trong vòng 4 giờ đầu sau hiến máu.
  • Tránh nâng vật nặng ở tay hiến máu. Tránh thức khuya, làm việc quá sức, thi đấu thể thao, leo núi trong 24 giờ đầu.
  • Ăn nhiều rau xanh đậm, trái cây giàu vitamin C và thực phẩm giàu sắt để nhanh phục hồi tế bào hồng cầu.
  • Có thể bổ sung sắt và axit folic sau hiến máu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Trường hợp thấy dấu hiệu chóng mặt, khó thở, buồn nôn thì bạn báo với y bác sĩ để kiểm tra, xử trí. Tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe và bệnh lý trong những ngày tiếp theo, nếu có bất thường thì bạn báo đến gặp bác sĩ để thăm khám.

tiểu đường có hiến máu được không 4 Bạn nên bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu sắt để thúc đẩy sản sinh hồng cầu

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bệnh tiểu đường có hiến máu được không. Nếu vẫn lăn tăn bị tiểu đường có nên hiến máu hay không, bạn theo dõi thể trạng sức khỏe của mình và hỏi ý kiến của bác sĩ. Với chỉ số đường huyết ở mức cho phép, cơ thể khỏe mạnh thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm hiến máu.

Hiến máu giúp sản sinh các tế bào hồng cầu mới chất lượng hơn, cải thiện các vấn đề về tim mạch vì giải phóng được lượng sắt dư thừa. Sau 3 - 4 tháng hiến máu toàn phần, bạn có thể tiếp tục hiến máu mà không ảnh hưởng sức khỏe. Riêng đối với bệnh tiểu đường, nếu muốn tham gia hiến máu thì cần ăn uống lành mạnh, giữ cho lượng đường huyết phù hợp để hiến máu nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin