Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thừa sắt có hại như thế nào?

Ngày 02/08/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân bị bệnh lý thừa sắt nhưng lại chủ quan không điều trị sớm. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem thừa sắt có hại như thế nào đối với cơ thể.

Thừa sắt là bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể, bởi nó ảnh hưởng đến các cơ quan khác như ruột, gan, hệ tiêu hóa,... Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm được thừa sắt có hại như thế nào để biết cách phòng và điều trị kịp thời cũng như việc có nên sử dụng viên uống bổ sung sắt hay không?

Thừa sắt là gì?

Thừa sắt có hại như thế nào? 1Nhiều người thắc mắc: Thừa sắt là gì?

Thừa sắt hay còn gọi là quá tải sắt là hiện tượng lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Ruột bị mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt không cần thiết và sắt cũng bị tích tụ ở gan gây ra nhiễm sắt. Cuối cùng là tổn thương đến những cơ quan khác.

Thừa sắt được chia làm 2 loại: 

  • Thừa sắt nguyên phát: Do di truyền từ gia đình.
  • Thừa sắt thứ phát: Do các bệnh lý khác gây nên như thiếu máu, bệnh gan hoặc do được truyền máu nhiều.

Nguyên nhân gây thừa sắt (ngộ độc sắt) có thể bắt nguồn từ:

  • Quá liều: Ngộ độc sắt cấp tính thường là kết quả của việc uống quá liều lượng sắt cho phép. Phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi vô tình nuốt phải viên bổ sung sắt hoặc đa sinh tố dành cho người trưởng thành.
  • Quá tải sắt: Tình trạng nhiễm độc sắt mãn tính. Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền. Một người được truyền máu với số lượng lớn, có bệnh gan như viêm gan C mạn tính hoặc mắc phải chứng nghiện rượu.

Các triệu chứng của người bị thừa sắt

Thừa sắt có hại như thế nào? 2 Triệu chứng của bệnh thừa sắt

Khi bị thừa sắt, các triệu chứng có thể chia làm 5 giai đoạn cụ thể dưới đây:

  • Giai đoạn 1 (từ 0 - 6 giờ): Các triệu chứng có thể bao gồm nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu và buồn ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng, hơi thở và nhịp tim trở nên nhanh, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh, co giật và huyết áp thấp.
  • Giai đoạn 2 (6 - 48 giờ): Các triệu chứng có thể ngừng xuất hiện hoặc được cải thiện.
  • Giai đoạn 3 (12 - 48 giờ): Xuất hiện các triệu chứng sốt, chảy máu, huyết áp hạ xuống thấp, vàng da, suy gan, axit dư thừa trong máu và co giật.
  • Giai đoạn 4 (2 - 5 ngày): Các triệu chứng có thể bao gồm suy gan, chảy máu, rối loạn đông máu, khó thở và thậm chí tử vong. Giảm lượng đường trong máu có thể xảy ra, người bệnh có thể bị nhầm lẫn, lơ mơ hoặc hôn mê.
  • Giai đoạn 5 (2 - 5 tuần): Hình thành sẹo ở dạ dày hoặc ruột. Các sẹo này có thể gây tắc nghẽn, co thắt khiến người bệnh có cảm giác đau bụng và nôn mửa, có thể phát triển thành xơ gan.

Thừa sắt có hại như thế nào?

Thừa sắt có hại như thế nào? 3 Thừa sắt có hại như thế nào?

Thừa sắt có hại như thế nào? Đây không phải là điều mà bệnh nhân nào cũng nắm rõ được. Thừa sắt có thể là nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm sau:

  • Nguy cơ ung thư gan: Gan thường là nơi lưu trữ chất sắt dư thừa trong cơ thể. Khi sắt quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn, có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan.
  • Bệnh tim mạch: Chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim; gây trở ngại cho việc bơm máu, gián đoạn sự lưu thông máu. Gây nên tình trạng sưng chân và khó thở ở người bệnh.
  • Thay đổi da: Làn da trở nên tối hơn, màu giống màu đồng.
  • Tiểu đường: 75% những người bị tình trạng thừa sắt đều mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là lượng chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy và gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng.
  • Viêm khớp: Chất sắt dư thừa tích tụ trong các khớp xương có thể dẫn đến tổn hại các mô, dẫn tới viêm khớp.
  • Tổn hại buồng trứng: Chất sắt dư thừa trong máu của phụ nữ có thể làm hỏng buồng trứng, biểu hiện là chu kỳ kinh nguyệt không đều và không rụng trứng. Ở thiếu nữ, tuổi dậy thì cũng có thể bị trì hoãn vì lý do tương tự.
  • Kích thích vi khuẩn sinh sôi: Đây là lý do phổ biến nhất khiến nhiều người phải đối mặt với bệnh truyền nhiễm mãn tính.
  • Các bệnh hệ thần kinh: Bệnh Parkinson (bệnh liệt rung), ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), bệnh Alzheimer; mệt mỏi, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi và có các hành vi bất thường như hành vi chống xã hội hoặc bạo lực… Đây là kết quả của lượng chất sắt dư thừa trong máu gây ra.

"Thừa sắt có hại như thế nào?" đã được giải đáp cụ thể thông qua nội dung trên đây. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thừa sắt cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn của nó. Đừng quên theo dõi trang Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Xem thêm: Sức khỏe mẹ và bé: Bà bầu thừa sắt nên ăn gì?

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.