Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị bong gân phải kiêng gì để bệnh không trở nặng

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ

Ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp sơ cứu, khi bị bong gân phải kiêng gì, không nên ăn gì để không chuyển nặng? là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là những sai lầm và những thực phẩm người bị bong gân cần tránh xa.

Bong gân là chấn thương rất thường gặp trong tai nạn sinh hoạt, hay trong thể thao. Tỷ lệ người bị bong gân ở nữ cao hơn ở nam giới, và cao hơn ở độ tuổi trẻ em. Bong gân có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào nhưng phổ biến ở các chi trên, chi dưới với cường độ hoạt động cao như cổ tay, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân.

Mặc dù bong gân mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi điều trị tại nhà nhưng vẫn không thể xem thường. Bởi bong gân có thể chuyển biến nặng gây ra những di chứng nếu không kiêng kị đúng cách. Vậy người bị bong gân thì kiêng ăn gì, không nên làm gì? Cùng tìm hiểu thông qua thông tin được cung cấp trong bài viết này.

Người bị bong gân phải kiêng gì để bệnh không trở nặng Bong gân phải kiêng gì là điều rất nhiều người quan tâm

Triệu chứng cảnh báo bong gân không thể bỏ qua

Triệu chứng đầu tiên khi bị bong gân là vị trí tổn thương bị sưng lên, có thể xuất hiện vết bầm tím nếu có chảy máu dưới da, đặc biệt khi ấn vào hoặc cử động sẽ rất đau, đau nhói ở vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bong gân rất giống với gãy xương. Vì thế, để biết chính xác bị bong gân hay tổn thương khác và mức độ như thế nào, bạn nên đến cơ sở y tế để chụp x-quang, chụp cộng hưởng từ, siêu âm khớp.

Người bị bong gân phải kiêng gì để bệnh không trở nặng 2 Chụp cộng hưởng từ MRI hỗ trợ chẩn đoán bong gân

Hầu hết nguyên nhân gây ra bong gân đều do tác động của ngoại lực đến dây chằng khi va chạm mạnh, trượt chân ngã, cử động nhanh đột ngột. Nguy cơ bong gân có thể tăng cao với những người thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao, đi giày cao gót, lao động nặng…

Phần lớn bong gân không để lại di chứng nghiêm trọng nếu được sơ cứu và điều trị đúng cách. Một số biến chứng do bong gân như đau mãn tính, viêm khớp, lỏng khớp, teo cơ, khô khớp, cứng khớp, cử động khó khăn. Biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở người cao tuổi vì sự lão hóa khiến quá trình hồi phục gặp nhiều khó khăn hơn.

Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng do chủ quan như câu chuyện của một nhà báo qua đời do bị xuất huyết khối tĩnh mạch sau khi bong gân nhưng bị bỏ qua, không được can thiệp sớm. Đây là trường hợp không phổ biến nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo không nên coi thường căn bệnh này.

Bong gân phải kiêng gì để không gây biến chứng?

Bong gân là tai nạn hay gặp nhưng rất nhiều người không hiểu rõ về cơ chế bệnh lý. Điều đó dẫn đến thường xử lý sai cách khi không may bản thân hoặc người xung quanh bị bong gân dẫn đến hậu quả nặng nề. Dưới đây là những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bong gân:

Dùng dầu nóng xoa vùng bong gân

Bong gân thường sẽ đi kèm chảy máu tại chỗ dây chằng bị đứt, lượng máu ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng sưng tấy, bầm tím do máu tụ lại. Do đó, nếu sử dụng dầu nóng, chườm nóng hay sau bị bong gân sẽ khiến tình trạng chảy máu và phản ứng viêm nặng hơn. Hậu quả là nhiều người bị bong gân nhẹ nhưng cả mấy tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn, thậm chí biến chứng teo cơ, cứng khớp.

Người bị bong gân phải kiêng gì để bệnh không trở nặng 1 Bong gân không được xoa dầu nóng 

Thay vào đó, hãy sử dụng túi chườm đá lạnh để giảm đau, giảm sưng và hỗ trợ điều trị bong gân. Có thể chườm liên tục trong 3 ngày đầu tiên, mỗi lần khoảng 20 phút và thường xuyên thay đổi vị trí túi chườm tránh bỏng lạnh.

Vận động liên tục sau chấn thương

Bong gân phải kiêng gì? Đó chính là kiêng vận động. Nhiều người cho rằng bong gân là những chấn thương nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày, vài tuần nên vẫn cố gắng vận động. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, bởi để khớp nghỉ ngơi là điều quan trọng nhất trong điều trị bong gân, cử động nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

Khi bị bong gân, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy dùng băng vải, băng thun nẹp cố định vị trí tổn thương. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động tối đa và nên giữ vị trí bong gân cao hơn tim để giảm sưng. 

Bị bong gân kiêng ăn gì để không ảnh hưởng quá trình hồi phục?

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể sau chấn thương như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… người bị bong gân cũng cần chú ý loại bỏ những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt để không cản trở quá trình điều trị. 

Không ăn thực phẩm nhiều chất béo

Dầu mỡ, chất béo có thể cản trở quá trình lưu thông máu, làm tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bong gân thì kiêng ăn gì? Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thịt mỡ… chính là những loại đồ ăn nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống mỗi ngày. Thay vào đó, bạn có thể ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các món hấp và sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật.

Hạn chế ăn đồ ngọt

Bị bong gân chân không nên ăn gì? Bạn tuyệt đối không nên ăn nhiều đồ ngọt bởi cũng như dầu mỡ, lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cản trở tuần hoàn máu, làm tăng nguy cơ viêm, sưng tấy. Hãy tránh xa những thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, trái cây sấy khô, siro, kem,... 

Người bị bong gân phải kiêng gì để bệnh không trở nặng 5 Bị bong gân kiêng ăn gì? Bánh kẹo, đồ ngọt là những thứ người bong gân nên tránh xa

Tạm biệt rượu, bia, chất kích thích 

Đồ uống chứa cồn như rượu, bia và chất kích thích như cà phê, thuốc lá cũng là một trong những thực phẩm người bị bong gân nên kiêng. Cồn (ethanol) cản trở quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó làm giảm tốc độ phục hồi chấn thương.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và lời khuyên bong gân kiêng ăn gì, kiêng làm gì. Kết hợp các phương pháp điều trị cùng kiêng kị hợp lý sẽ giúp người bị bong gân không còn đau đớn, khó chịu và rút ngắn thời gian bình phục.

An An

Nguồn Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin