Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị nấm miệng uống thuốc gì? Đây chắc hẳn là điều thắc mắc của những ai đang gặp phải tình trạng này. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong miệng được gây ra bởi nấm Candida albicans. Người bị nấm miệng phải chịu đau đớn và gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy nhiều người rất muốn biết nấm miệng uống thuốc gì để mau khỏi. Để cải thiện và điều trị bệnh nấm miệng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng nấm sau:
Nystatin là Polyen ít tan trong nước. Thuốc nấm miệng Nystatin có thành phần được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei. Tác dụng kháng nấm của Nystatin là do sự liên kết với các Sterol ở màng tế bào nấm, làm biến đổi tính thấm cũng như chức năng của màng tế bào. Từ đó làm cho kali và các thành phần tế bào khác cạn kiệt, khiến cho nấm Candida suy yếu. Nystatin là thuốc kháng nấm rất thông dụng có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.
Thuốc nấm Nystatin gồm đa dạng các dạng bào chế như thuốc bôi, thuốc uống, viên ngậm, thuốc bột, hỗn dịch uống,... Tùy vào đối tượng sẽ có liều dùng và dạng bào chế khác nhau.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi:
Đối với người lớn:
Tác dụng phụ: Thuốc Nystatin không có tác dụng lên toàn thân, không hấp thu vào máu nên an toàn với mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, nôn; có thể gây ra tiêu chảy; nổi ban, mày đay; hội chứng Steven-Johnson; phù mạch, quá mẫn.
Clotrimazole là một trong những thuốc điều trị nấm miệng hiệu quả cho trẻ. Công dụng của Clotrimazole là kìm hãm sự phát triển của các bào tử nấm. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của chúng tại vùng niêm mạc lưỡi và miệng.
Thuốc Clotrimazole cũng được bào chế dưới nhiều dạng như dung dịch, viên ngậm, kem bôi. Thông thường mọi người sử dụng dạng viên ngậm để điều trị nấm miệng vì sự tiện lợi. Sản phẩm có mùi hương như kẹo cũng giúp các bé từ 3 tuổi dễ dàng sử dụng hơn.
Liều lượng và cách sử dụng Clotrimazole:
Lưu ý: Không được để cho trẻ nhai hoặc nuốt cả viên vì sẽ làm giảm công dụng của thuốc chữa nấm.
Tác dụng phụ: Trẻ em sử dụng Clotrimazole để điều trị nấm miệng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ban da…
Fluconazole thuộc nhóm thuốc tổng hợp chống nấm triazol. Thuốc Fluconazole có khả năng chống nấm do làm biến đổi màng tế bào, tăng tính thấm màng tế bào. Cũng như ức chế enzyme phụ thuộc Cytochrom P450. Sau đó phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn sự phát triển số lượng của bào tử nấm.
Sản phẩm là thuốc kháng nấm đường uống dưới dạng viên nén, viên nang, bột pha hỗn dịch, hỗn dịch uống,... Fluconazol thích hợp dùng cho các tình trạng nấm miệng nặng, người bệnh không dung nạp được các loại thuốc trị bệnh thông thường.
Lưu ý: Hãy sử dụng Fluconazole theo chỉ định của bác sĩ với từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy chức năng gan hoặc thận, rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…
Amphotericin B là thuốc trị nấm miệng ở người lớn trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm nặng hoặc được sử dụng để chữa bệnh nấm toàn thân. Thuốc có thể sử dụng bằng đường bôi tại chỗ hay qua đường uống, tiêm tĩnh mạch. Amphotericin B có tác dụng tiêu diệt sự gia tăng của vi khuẩn nấm cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.
Cách sử dụng thuốc:
Đối với dạng viên hay hỗn dịch, thuốc Amphotericin B thường được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân bị nấm miệng, nấm lưỡi bản đồ nghiêm trọng. Dạng thuốc tiêm hay nhỏ nhọt tĩnh mạch phù hợp điều trị nấm toàn thân nặng một cách hiệu quả và an toàn. Một số trường hợp khác bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng điều trị nấm âm đạo, hậu môn.
Tác dụng phụ: Người bệnh trong quá trình sử dụng Amphotericin B để điều trị nấm miệng có thể gặp một số triệu chứng như: Đau đầu, đau cơ, đau bụng, chán ăn, ù tai, buồn nôn, ngứa, kích ứng, tiêu chảy hay phát ban, sốt rét…
Để sử dụng thuốc trị nấm miệng một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý một số những điều sau đây:
Trên đây là những thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh nấm miệng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Nấm miệng uống thuốc gì?”.
Tuyết Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...