Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân gây ra sâu răng xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai, tình trạng này còn gây đau nhức, ế buốt ở vị trí răng bị sâu. Để tránh đau buốt răng, khi sâu răng nên ăn gì?
Tình trạng răng bị sâu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, vùng răng bị sâu cũng thường xuyên đau nhức và ê buốt khi người bệnh nhai nghiền thức ăn hoặc uống nước. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy sâu răng nên ăn gì để giảm đau và ê buốt? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Theo như ý kiến của các chuyên gia về nha khoa, nguyên nhân chính làm sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra. Chất đường trong thức ăn, đồ uống khi gặp vi khuẩn Streptococcus mutans trong khoang miệng sẽ nhanh chóng lên men thành Acid. Acid sẽ ăn mòn men răng và phá hủy phần cứng của răng, tạo thành nhiều lỗ sâu nhỏ li ti trên bề mặt răng. Sau khi nhiều lỗ sâu xuất hiện, vi khuẩn sẽ càng thuận lợi xâm nhập vào cấu trúc bên trong và đi đến tủy răng.
Như đã nói ở trên, sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai và nghiền nát thức ăn, mà còn gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh khi ăn hoặc uống nước. Tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài ở vị trí răng bị sâu sẽ khiến tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng, dễ cáu gắt, stress, mất ngủ kéo dài,... Vậy để tránh đau nhức và ê buốt, chúng ta nên ăn gì khi bị sâu răng? Dưới đây là nhóm thực phẩm bạn nên ưu tiên ăn khi bị sâu răng:
Ngoài việc lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày để giảm đau nhức, ê buốt, khi bị sâu răng chúng ta còn cần phải biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn cần chú ý một số điều sau:
Trong trường hợp sâu răng nhẹ, vi khuẩn chưa ăn vào tủy, bạn có thể điều trị bằng cách trám răng hoặc tái khoáng răng sâu. Nếu răng đã bị hư hỏng nặng nhưng vẫn còn giữ được chân răng, thì bạn có thể chọn cách bọc mão sứ để chức năng nhai vẫn hoạt động ổn định. Trường hợp tệ nhất vết sâu đã lan rộng ăn vào tủy, hủy hoại chân răng, bạn bắt buộc phải nhổ để loại bỏ hoàn toàn, tránh lây lan sang vùng răng khác.
Sâu răng không chỉ gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, tác động hệ thần kinh trung ương, viêm nha chu, nhiễm trùng máu,...
Vì thế, để tránh làm cho tình trạng răng sâu trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên nắm rõ người bị sâu răng nên ăn gì, đồng thời đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần đến nha sĩ để giải quyết triệt để tình trạng này và sớm tạm biệt những cơn đau ê buốt khó chịu.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.