Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ

Trào ngược dạ dày là tình trạng rất phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người. Khi bị trào ngược dạ dày, nhiều người thường tìm đến các biện pháp giảm đau và giảm triệu chứng như ăn nhẹ, uống nước, hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Trong số những thực phẩm nhẹ, cháo thường được xem là một lựa chọn phổ biến.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ăn cháo có thực sự là tốt cho những người bị trào ngược dạ dày hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về trào ngược dạ dày và ảnh hưởng của cháo đối với bệnh lý này.

Như thế nào là trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày (GERD) là một tình trạng bệnh lý phổ biến, khi mà dịch dạ dày bao gồm thức ăn, hơi, men tiêu hóa trào ngược lên thực quản. 

Người bình thường, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản và khi đó cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra để thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó tự động đóng lại để ngăn chặn thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. 

Tuy nhiên, khi bị GERD thì dịch dạ dày sẽ trào ngược lên và gây tổn thương cho các cơ quan như thanh quản, thực quản, miệng...

Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không? 1
GERD khiến cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản

Các triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày là:

  • Ợ chua và ợ nóng: Người bệnh thường cảm thấy vị chua trong miệng kèm theo cảm giác nóng ở cổ sau khi ăn no, khó tiêu và thời gian nghỉ ngơi.
  • Ợ hơi: Triệu chứng này thường xảy ra khi đói và cũng có thể kèm theo cảm giác khó tiêu hoặc ăn no.
  • Nôn ói, buồn nôn: Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và có cảm giác nghẹn thức ăn sau khi ăn, đặc biệt khi bị say tàu xe hoặc ốm nghén.
  • Ăn không ngon, khó nuốt: Người bệnh cảm thấy đắng miệng, ăn không ngon và khó khăn trong việc nuốt thức ăn do axit dạ dày trào lên gây sưng thực quản.
  • Ho, viêm họng, miệng tiết nhiều nước bọt, khàn giọng: Người bệnh có thể bị ho, viêm họng và miệng tiết nhiều nước bọt, khàn giọng do axit dạ dày trào lên và kích thích sợi dây thần kinh.
  • Đau tức vùng ngực: Triệu chứng này do kích thích các sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Cảm giác đau tức ngực do trào ngược axit dạ dày có thể nhầm với triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch.
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không? 2
Ợ hơi là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống

Chế độ ăn chơi một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng. Thực hiện chế độ ăn khoa học có thể kiểm soát các triệu chứng như đầy bụng ợ hơi, nóng rát thực quản và ngăn ngừa các biến chứng như viêm loét dạ dày, viêm thực quản và viêm họng.

Ngược lại, duy trì thói quen ăn uống không đúng cách, uống rượu bia thường xuyên, bỏ bữa... có thể khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Do đó, trong quá trình điều trị, việc kết hợp các biện pháp chuyên sâu với chế độ ăn khoa học là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, bệnh nhân kết hợp giữa lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đều đặn thường có tốc độ hồi phục nhanh chóng hơn so với những trường hợp ăn uống không khoa học.

Ăn cháo có lợi cho người bệnh trào ngược dạ dày không?

Việc ăn cháo không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn có nhiều lợi ích khác như giúp tốt cho hệ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa cảm lạnh và tăng tuổi thọ. 

Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và chức năng tiêu hóa bị tổn thương, việc ăn các loại thực phẩm mềm như cháo sẽ giúp giảm áp lực co bóp trên dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiền nát thức ăn, chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất. Hơn nữa, cháo cũng giúp giảm sự cọ xát của thức ăn với niêm mạc dạ dày, giúp tránh làm lan rộng vùng niêm mạc bị tổn thương và giúp các tổn thương mau chóng hồi phục. Do đó, cháo là một món ăn rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.

Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không? 3
Ăn cháo rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Gợi ý một số món cháo tốt cho người bị trào ngược dạ dày:

  • Cháo thịt bằm gừng tươi;
  • Cháo bí ngô;
  • Cháo hạt sen;
  • Cháo bí đỏ đậu xanh;
  • Cháo yến mạch;
  • Cháo gạo nếp táo đỏ;
  • Cháo phật thủ đường phèn;
  • Cháo thịt bò nấm;
  • Cháo thịt dê cao lương.

Những món cháo này đều cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên sử dụng và tận dụng tối đa lợi ích từ những món ăn này.

Lưu ý quan trọng dành cho người bị trào ngược dạ dày

Để đạt hiệu quả tích cực từ việc ăn cháo đối với sức khỏe của bệnh nhân trào ngược dạ dày, có một số lưu ý sau:

  • Không nên sử dụng cháo thay cho bữa ăn chính, vì điều này có thể gây đói và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng như một bữa cơm đầy đủ. Bạn nên chỉ ăn cháo khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ốm đau, miệng đắng hoặc khó nuốt.
  • Nên ăn cháo tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể như mùa hè thì nên ăn cháo đậu xanh để giải nhiệt, khi tâm trạng buồn bực thì cháo hạt sen giúp an thần, dễ ngủ. Nếu vào mùa đông trở lạnh thì nên ăn cháo sườn, cháo gà để tăng nhiệt độ và giữ ấm cơ thể.
  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn cháo để giảm tổn thương cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo cơ thể được đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, bạn cần lưu ý các nguyên tắc ăn uống khoa học như ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, không ăn quá gần giờ đi ngủ.
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không? 4
Thói quen ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Để tránh bị triệu chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên tránh các món ăn sau đây:

  • Thực phẩm chế biến với nhiều dầu mỡ và giàu chất béo: Những thực phẩm này có nhiều cholesterol khó tiêu và gây quá tải cho dạ dày.
  • Các loại hoa quả có hàm lượng nhựa cao như sung, hồng, hồng xiêm: Chúng chứa nhiều chất chát có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Thức uống và đồ ăn có hàm lượng axit cao như trái cây cam, chanh, bưởi…
  • Các đồ uống như bia, rượu, trà, cà phê và thuốc lá: Chúng có chất kích thích có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

>> Sống vui vẻ, ăn ngon mà không gặp khó khăn - Gaviscon xanh chăm sóc dạ dày của bạn

Như vậy, trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không? Câu hỏi này đã được giải đáp rõ ràng ở bài viết. Hi vọng song song với việc tích cực chữa trị, bạn cần thay đổi lối sống để tránh tái phát bệnh, cũng như tuyên truyền thông tin cho những người xung quanh sinh hoạt, ăn uống lành mạnh phòng ngừa trào ngược dạ dày.

Ánh Tuyết

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.