Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Người đang bị axit uric cao có nên ăn dọc mùng, rau mầm và nấm không?

Ngày 17/01/2025
Kích thước chữ

Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên thì phương pháp để nâng cao sức khỏe phổ biến còn là tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng đem lại lợi ích về sức khỏe mà còn có thể gây bệnh nếu không hiểu rõ về thực phẩm chúng ta ăn. Những người có lượng axit uric cao trong người cần hạn chế tiêu thụ các món từ dọc mùng, rau mầm và nấm.

Axit uric được hình thành trong cơ thể từ quá trình phân hủy purin, một hợp chất có trong tế bào của cơ thể và trong một số thực phẩm. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thực phẩm có chứa lượng purin cao lại có thể gây hại cho sức khỏe cho người đang bị axit uric cao. Vậy người đang bị axit uric cao có nên ăn dọc mùng, rau mầm và nấm không? Câu hỏi sẽ được Long Châu giải đáp bên dưới bài viết này.

Không nên ăn dọc mùng quá thường xuyên

Dọc mùng (Colocasia gigantea) còn được biết đến là bạc hà, thường được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ giảm nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, dọc mùng còn tạo hương vị thanh mát và tốt cho hệ tiêu hóa. Canh chua dọc mùng và các món dọc mùng muối chua là các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên việc ăn dọc mùng quá nhiều có thể gây ngứa niêm mạc miệng và khiến cho bệnh nhân gút xuất hiện các hiện tượng đau khớp chân. Khi tiêu thụ lượng lớn dọc mùng thường xuyên, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric, làm gia tăng nồng độ axit uric có sẵn trong máu. Việc này có thể làm trầm trọng các bệnh liên quan đến khớp và gút nên cần hạn chế sử dụng.

Người đang bị axit uric cao có nên ăn dọc mùng, rau mầm và nấm không? 1
Dọc mùng được trồng phổ biến ở Việt Nam

Rau mầm có ảnh hưởng xấu đến người bị axit uric cao

Là loại rau được canh tác ngắn và dễ trồng, rau mầm được sử dụng trong nhiều món ăn nhằm tạo độ giòn cũng như giá trị dinh dưỡng cao của chúng. Rau mầm được dùng trong các món salad, rau trộn giúp giảm cân hiệu quả và tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau mầm còn chứa lượng lớn vitamin và các chất khoáng như đồng, sắt, kali và magiê giúp tăng sản xuất hồng cầu và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Bên cạnh đó, rau mầm còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, một số loại rau mầm có chứa omega-3 giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) có hại cho cơ thể. Các đặc tính chống viêm trong rau mầm cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và hạn chế sự xuất hiện của các gốc tự do.

Tuy có nhiều công dụng cũng như lợi ích đem lại khá nhiều cho sức khỏe, rau mầm không phải là một sự lựa chọn tốt khi bạn có hàm lượng axit uric trong người cao. Một số loại rau mầm, chẳng hạn giá đỗ, có thể chứa lượng purin đáng kể, khoảng 20% mức tiêu thụ purin tối đa mỗi ngày trong 100g đối với người bị gút. Vì vậy cần hạn chế ăn rau mầm thường xuyên để tránh bệnh sỏi thận hay các biến chứng của bệnh tim mạch.

Người đang bị axit uric cao có nên ăn dọc mùng, rau mầm và nấm không? 2
Nhiều dinh dưỡng nhưng rau mầm có thể gây hại với người có axit uric cao

Bị axit uric cao cần hạn chế ăn nấm

Là một họ riêng trong thế giới thực vật, nấm thường được tìm thấy ở trong môi trường tự nhiên như trên các khúc gỗ mục hoặc trong rừng. Nấm là loại thực phẩm chứa ít chất béo, calo thấp và rất ít muối nhưng lại chứa nhiều cái chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nên nấm được xem như là một loại thực phẩm có ích cho cơ thể. Tuy nhiên cần nấu chín kỹ và chỉ nên sử dụng những loại nấm rõ nguồn gốc, có thể ăn được để tránh tình trạng ngộ độc nấm hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Mặc dù giá trị dinh dưỡng cao nhưng nấm lại chứa khoảng 488 purin cho mỗi 100g, vượt mức tối đa hằng ngày là 400mg/ngày cho người trưởng thành. Cần hạn chế ăn các loại nấm có hàm lượng purin cao để giảm nguy cơ cơn gút bùng phát.

Người đang bị axit uric cao có nên ăn dọc mùng, rau mầm và nấm không? 3
Hạn chế ăn nấm để tránh tình trạng gút phát triển

Tiêu thụ thực phẩm đúng cách có thể đem đến sức khỏe cũng như giúp tăng đề kháng phòng chống bệnh tật một cách tự nhiên. Thông qua bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc việc người đang bị axit uric cao có nên ăn dọc mùng, rau mầm và nấm không, từ đó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn người đang bị axit uric cao cần tránh những món ăn nào để giảm tình trạng bị gút hay các bệnh về khớp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.