Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người mắc bệnh gì không nên ăn hạt điều?

Ngày 11/02/2023
Kích thước chữ

Hạt điều chính là loại hạt ngũ cốc bổ dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Nhưng một số người không nên ăn bởi chúng có thể gây tác dụng phụ. Vậy cụ thể bệnh gì không nên ăn hạt điều?

Hạt điều là thực phẩm tốt cho sức khỏe nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Nhưng không có loại thực phẩm nào là tốt cho tất cả mọi người, hạt điều cũng nằm trong số đó. Một vài người ăn hạt điều sẽ bị ngộ độc kèm những tác hại nguy hiểm nếu không tìm hiểu trước. Vậy cụ thể bệnh gì không nên ăn hạt điều?

Thông tin cần biết về hạt điều

Hạt điều thuộc loại cây có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil và chúng rất thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới. Ngày nay cây điều được coi là cây công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Hạt điều là một loại quả khô và không tự mở.

Hạt điều nặng khoảng 5 - 9 gam có vỏ bên ngoài màu xám và có độ cứng nhất định. Cứ 100 gam hạt điều thô đã qua xử lý chứa 553 kcal. Hạt điều giàu chất xơ, protein, tinh bột cùng nhiều khoáng chất và Vitamin như đồng, mangan, magie, phốt pho, sắt, selen.

Hạt điều rất tốt nhưng bệnh gì không nên ăn hạt điều? 1 Hạt điều mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu sử dụng đúng cách

Người có trạng thái sức khoẻ bình thường nên bổ sung hạt điều vào chế độ dinh dưỡng. Chỉ một số đối tượng có thể trạng đặc biệt mới không nên dùng loại hạt này. Nhìn chung hạt điều là hạt ngũ cốc lành tính và cực bổ dưỡng. Trước khi tìm hiểu cụ thể bệnh gì không nên ăn hạt điều thì ta hãy quan tâm đến những lợi ích mà hạt điều mang đến cho sức khỏe:

  • Tốt cho tim mạch: Hạt điều cung cấp nguồn chất béo lành mạnh để cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E. Tiêu thụ hạt điều giúp cơ thể sản sinh ra các axit béo tốt cho não bộ. Chất béo không bão hoà đơn và đa cực tốt cho tim, giảm cholesterol xấu trong máu. 
  • Tốt cho mắt: Hàm lượng lutein và zeaxanthin cao tương tự như chất chống oxy hoá nên sử dụng hạt điều thường xuyên sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi các tổn thương. Với người cao tuổi thì ăn hạt điều khoa học giúp giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể
  • Tốt cho hệ thần kinh: Lượng magie trong hạt điều tốt cho sự phát triển của xương khớp, giúp duy trì huyết áp và nâng cao chức năng hệ thần kinh. Phụ nữ mãn kinh ăn hạt điều có thể làm cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn. 
  • Ngừa ung thư: Các chất chống oxy hoá như axit anacardic, cardanol, cardol đều có hiệu quả với bệnh nhân đang điều trị u bướu và ung thư. Đặc biệt các chất thuộc nhóm flavonoid sẽ giúp hạn chế các tế bào ung thư phát triển.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu: Những ai đang lo sợ bị thiếu máu nên bổ sung hạt điều vào chế độ ăn uống hằng ngày. Chất sắt trong hạt điều có vai trò quan trọng trong tổng hợp huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể từ đó hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

Bệnh gì không nên ăn hạt điều?

Chắc hẳn bạn đã có nghe qua những trường hợp bị ngộ độc do ăn hạt điều. Vậy những ai không nên ăn hạt điều để bảo vệ tốt sức khoẻ? Cùng điểm qua các đối tượng sau:

Người đang dùng thuốc điều trị bệnh

Như đề cập ở trên, hạt điều giàu magie hỗ trợ tốt cho sức khỏe xương và răng. Tuy nhiên chúng được cho là nguyên nhân gây ra tương tác thuốc. Một số thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường sẽ tương tác với các chất trong hạt điều gây nên tác dụng phụ không mong muốn như nôn, không hấp thụ kháng sinh, giữ nước.

Hạt điều rất tốt nhưng bệnh gì không nên ăn hạt điều? 2 Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh không nên dùng hạt điều

Người bị đau đầu

Trong hạt điều có chứa các axit amin như tyramine, phenylethylamine. Những chất này không phù hợp với những ai có chứng đau đầu và đau nửa đầu bởi chúng khiến cho cảm giác đau đầu trầm trọng hơn.

Người dễ bị dị ứng

Nếu bạn hay gặp các dị ứng thì nên cẩn trọng khi dùng hạt điều. Bởi nếu chẳng may cơ thể tương tác với các chất trong hạt điều thì dễ có nguy cơ bị sốc phản vệ. Nếu bạn ăn hạt hạnh nhân, quả óc chó có xuất hiện dị ứng thì hãy bỏ ngay suy nghĩ ăn được hạt điều. Bởi chúng được xếp vào cùng một nhóm quả hạch có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau.

Hạt điều rất tốt nhưng bệnh gì không nên ăn hạt điều? 3 Người bệnh gì không nên ăn hạt điều? Những người có thể trạng hay bị dị ứng

Béo phì

Người mắc béo phì chính là đối tượng nên cẩn trọng khi tiêu thụ hạt điều. Thoạt nghe có lẽ vô lý vì hạt điều được mệnh danh là thực phẩm phù hợp cho người ăn kiêng. Nhưng thực tế trong hạt điều có chứa tinh bột và cung cấp lượng calo dồi dào, nên nếu những ai đang mắc béo phì nghĩ rằng ăn nhiều hạt điều sẽ giảm cân thì đó là tư tưởng sai lầm. Chẳng những giảm cân, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cân nặng lại tăng lên nhanh chóng.

Người bị bệnh tim

Như đã trình bày ở trên, hạt điều là thực phẩm tốt cho tim mạch. Tuy nhiên thực tế các sản phẩm hạt điều được bày bán trên thị trường hiện nay đa số là hạt điều rang muối. Trong 28g hạt điều rang muối chứa khoảng 181mg natri (tương đương với 638mg natri trong 100g hạt điều). Chính lượng muối này nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây hại cho tim, tăng huyết áp.

Hạt điều rất tốt nhưng bệnh gì không nên ăn hạt điều? 4 Ăn hạt điều rang muối trên thị trường có thể gây hại cho sức khoẻ tim mạch

Một số điều cần lưu ý khi ăn hạt điều

Để không gây ảnh hưởng với sức khỏe, những đối tượng tuyệt đối không nên ăn hạt điều cụ thể như: Người béo phì muốn giảm cân, người mắc bệnh thận.

Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ăn hạt điều vừa phải, không quá 100 gam mỗi ngày. Nên nhai chậm và kỹ trước khi nuốt xuống để giúp hệ tiêu hóa động hiệu quả và tốt hơn. Đặc biệt, không được ăn hạt điều sống và hạt điều bị rang cháy, hay hạt điều để lâu và có mùi vị lạ. Trẻ em dưới 10 tuổi nên ăn ít bởi hạt điều có tính nóng, ăn nhiều có thể gây khó tiêu, ợ chua.

Hạt điều rất tốt nhưng bệnh gì không nên ăn hạt điều? 5 Hạt điều có thể chế biến thành sữa hạt điều rất thơm ngon và dễ uống

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người mắc bệnh gì không nên ăn hạt điều? Bên cạnh những lợi ích của hạt điều thì bạn có thể gặp những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nếu như ăn không đúng cách. Vì thế, nếu thuộc những đối tượng trên bạn chỉ ăn ở mức độ vừa phải hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.