Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người bị COPD khó thở khi nào, thường là vấn đề thắc mắc của người bệnh và cả người thân. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tình trạng khó thở ở người mắc COPD là triệu chứng điển hình thường xuyên xảy ra, gây phiền toái và nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Vậy COPD khó thở khi nào và làm thế nào để nhận biết cũng như xử lý kịp thời? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
COPD, viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), là một tình trạng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp. Một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là khó thở, xảy ra khi đường thở bị thu hẹp, thậm chí dẫn đến suy hô hấp nếu không được điều trị đúng cách.
Vậy COPD khó thở khi nào? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, phân loại và triệu chứng của căn bệnh này để nhận biết và xử lý kịp thời.
COPD thường được chia thành hai nhóm tổn thương chính:
Các yếu tố chính dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chia 2 nhóm chính là yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Trong đó yếu tố nội tại là những khiếm khuyết bẩm sinh trong cấu trúc gen, đặc biệt là sự thiếu hụt Alpha - 1 antitrypsin, là một protein bảo vệ phổi.
Yếu tố bên ngoài có thể kể đến bao gồm:
Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể không có biểu hiện rõ ràng. Khi tình trạng tắc nghẽn phổi trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng sau sẽ xuất hiện:
Khó thở là triệu chứng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển. Vậy COPD khó thở khi nào và triệu chứng này được phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các mức độ khó thở ở người mắc COPD theo nghiên cứu của Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (PCSR).
Ban đầu, tình trạng khó thở chỉ xuất hiện khi người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất như làm việc nặng hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, triệu chứng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
Khó thở không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt khi bệnh nhân không thể thực hiện các công việc hàng ngày. Việc phân loại mức độ khó thở giúp đánh giá tình trạng bệnh và hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu của PCSR, triệu chứng khó thở ở người mắc COPD được chia thành 6 mức độ từ 0 đến 5, dựa trên khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Tình trạng thiếu oxy phế nang mạn tính làm tăng trương lực mạch máu phổi, dẫn đến tăng áp động mạch phổi và có thể gây bệnh tâm phế. Điều này xảy ra do sự phá hủy giường mao mạch phổi khi vách phế nang bị tổn thương nghiêm trọng. Hậu quả là áp lực trong mạch máu phổi tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi.
Người mắc COPD dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn. Đây là nguyên nhân chính gây ra các đợt cấp của bệnh. Theo nghiên cứu, các đợt nhiễm trùng cấp tính thường xuất phát từ sự xâm nhập của các chủng vi khuẩn mới, thay vì sự phát triển quá mức của vi khuẩn đang gây bệnh mạn tính.
Giảm cân là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân COPD, thường do không đủ lượng calo nạp vào hoặc tiêu hao năng lượng quá mức. Tình trạng này có thể liên quan đến sự gia tăng các cytokine gây viêm, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u (TNF) - alpha, và tình trạng thiếu oxy máu kéo dài. Sự mất cân đối giữa lượng calo tiêu thụ và hấp thu dinh dưỡng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Mặc dù một số trường hợp mắc bệnh do yếu tố nội tại, nhưng phần lớn người bệnh COPD bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, việc thay đổi thói quen sinh hoạt là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa bệnh.
Để giảm nguy cơ mắc COPD và bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp, hãy thực hiện các biện pháp sau:
Người mắc COPD thường gặp triệu chứng khó thở từ giai đoạn nhẹ đến nặng, nhất là khi vận động hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích như khói thuốc và bụi bẩn. Tuy bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng thông qua việc tuân thủ điều trị và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, người mắc COPD khó thở khi nào? Cách phòng ngừa COPD đã được thông tin đầy đủ ở bài viết trên. Hi vọng bạn có thêm nhiều kiến thức để để hiểu rõ hơn về COPD và có kế hoạch chăm sóc tốt hơn cho người thân mình.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.