Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để nhận biết một người nghiện ma túy, bạn có thể dựa vào các triệu chứng hoặc các dấu hiệu bên ngoài của họ. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết qua những nỗi sợ hãi của họ. Vậy bạn có biết người nghiện ma túy sợ gì nhất không?
Một trong những điều bạn nên biết về người nghiện là người nghiện ma túy sợ gì nhất. Bởi vì đây là một trong những dấu hiệu để phát hiện sớm người nghiện nhằm khuyên ngăn, khuyến khích người nghiện cai sớm.
Đầu tiên bạn có thể nhận ra người nghiện ma túy qua những thay đổi trong sinh hoạt và dấu hiệu bên ngoài sau:
Nếu một người có những dấu hiệu sau đây có khả năng họ đã bị nghiện ma túy:
Giờ giấc sinh hoạt thay đổi bất thường như ngày ngủ nhiều, đêm ít ngủ, thức khuya, dậy muộn.
Không lao động, không học hành, hay tụ tập, đi lại đàn đám với những người không có công ăn việc làm, hay chơi thân với người nghiện ma túy.
Hay đi theo thời gian và lộ trình cố định.
Ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình), thích ở một mình.
Tâm trạng thường bồn chồn, lo lắng, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt, đôi khi nói nhiều, nói dối.
Hay ngáp vặt, người mệt mỏi, lừ đừ, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân.
Học sinh thường đi muộn, trốn học, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật, học lực giảm sút.
Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, nợ nần nhiều dẫn đến ăn cắp vặt.
Trong túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như giấy bạc, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc lá, kẹo cao su, thuốc phiện, gói nhỏ heroin.
Trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khửu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ có dấu kim tiêm.
Đố với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện như sức khỏe suy kiệt, thường xuyên ngáp vặt, da tái, môi thâm, mắt lờ đờ, cơ thể hôi hám, ăn mặc luộm thuộm.
Ngoài 12 dấu hiệu trên, bạn có thể nhận diện người nghiện ma túy qua nỗi sợ hãi của họ.
Người đã bị nghiện sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thuốc hít, chích do đó ta thường nghĩ họ chẳng sợ gì hết. Nhưng thật sự thì người nghiện có nhiều nỗi sợ. Bạn có biết người nghiện ma túy sợ gì nhất không? Thứ họ sợ chính là cảm giác do tác dụng của thuốc tác động lên hệ thần kinh, khiến cho hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn so với người bình thường. Họ sợ:
Người nghiện thường tìm đến những nơi tối tăm, ít ánh sáng để có thể thực hiện được hành vi của mình. Họ ngủ ngày nhiều, đêm ngủ ít, thức khuya, ngày dậy muộn. Họ thường hay lui tới khu vực nghĩa trang, nghĩa địa hẻo lánh.
Người nghiện sợ nước do sự nhạy cảm trên da. Họ ít tắm rửa nên rất dễ mắc các bệnh ngoài da, người hôi hám, ăn mặc thì lôi thôi…
Việc dùng ma túy thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể suy yếu và do sự nhạy cảm với nhiệt độ thấp nên họ sợ gió, lạnh.
Do họ thích ở một mình, ngại tiếp xúc với mọi người kể cả người thân, những lúc dùng thuốc sẽ tìm đến nơi yên tĩnh nên tiếng ồn cũng là một trong những nỗi sợ hãi của người nghiện. Tiếng ồn đôi khi là yếu tố gây kích động cho người nghiện. Vậy riêng người nghiện ma túy đá sợ gì? Họ cũng sợ âm thanh và tiếng ồn.
Ma túy gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe người nghiện. Do đó, cần đưa người nghiện đi cai nghiện sớm. Dưới đây là các phương pháp cai nghiện thường được áp dụng từ trước đến nay:
Phương pháp cai khô
Người nghiện sẽ bị cô lập với bên ngoài bằng cách bị nhốt lại trong trại cai nghiện và buộc phải ngưng hoàn toàn việc sử dụng chất ma túy dù bệnh nhân lên cơn vật vã.
Phương pháp thùy miên
Đây là phương pháp cho người cai nghiện ngủ nhân tạo từ 3 - 7 ngày và được nuôi dưỡng bằng truyền dịch, được chăm sóc đặc biệt cho đến khi cắt cơn nghiện. Trong lúc ngủ, người nghiện sẽ lên cơn nghiện và các cơn nghiện giảm dần trong khoảng 7 - 10 ngày.
Phương pháp phẫu thuật thùy trán
Nhằm loại bỏ cảm thấy thèm ma túy, người nghiện sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở thùy trán của não. Đây là bộ phận có liên quan đến đoạn trí nhớ về cảm giác thèm ma túy.
Phương pháp điện châm
Đây là phương pháp châm cứu bằng điện để cắt cơn nghiện cho bệnh nhân. Tác dụng của phương pháp này là bồi bổ nguyên khí, thông khí huyết, điều hòa ngũ tạng, giúp người bệnh cắt cơn nghiện ma túy nhanh chỉ trong 7 - 10 ngày.
Phương pháp dùng thuốc đối kháng
Để điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện, có thể dùng chất naltrexone. Hiện nay ở nước ta có thuốc danapha – natrex 50 và thuốc albernil là hai loại thuốc đối kháng thường được sử dụng hay có thể dùng nalorphin, naloxon.
Phương pháp điều trị bằng chất thay thế
Đây là phương pháp để thay thế thuốc phiện, có thể dùng các chất gây nghiện tổng hợp có tác dụng kéo dài và độc tính thấp hơn, ví dụ như methadon, lacetyl methadon và propoxyphen… Trong đó, methadone là loại thuốc chính đã và đang được sử dụng rộng rãi để cai nghiện bằng phương pháp này.
Phương pháp cai dần
Đây là phương pháp kéo dài thời gian giữa các cơn nghiện trong khoảng từ 13 - 30 ngày và giảm dần liều lượng ma túy, đồng thời tăng cường thuốc an thần, thuốc bổ để hỗ trợ điều trị.
Dùng các thuốc hướng tâm thần
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc an thần kinh, thuốc giảm lo âu và các thuốc chống trầm cảm để cắt cơn trong khoảng từ 7 - 10 ngày.
Cắt cơn nghiện bằng cách dùng các chất không gây nghiện
Hiện nay, để giúp người cai nghiện trấn tĩnh được, có thể dùng một số loại thuốc như atropin, scopolamin… để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa cho người nghiện và các thuốc an thần như furazepam…
Sử dụng thuốc Đông y
Có thể sử dụng các loại thuốc Đông y từ thảo dược có tác dụng làm giảm cơn nghiện để điều trị cho bệnh nhân.
Sử dụng ngôn ngữ tình cảm
Có thể điều trị bệnh bằng cách áp dụng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp tâm lý kết hợp thuốc an thần. Đây là một phương pháp cai nghiện ma túy mới và hiệu quả do Viện PSD nghiên cứu thành công và đã áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Cai nghiện bằng cách luyện tập, thư giãn và tự ám thị
Bằng cách sống vui khỏe, thư giãn để đầu óc thoải mái, chăm chỉ luyện tập thể dục, chơi thể thao, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống, xác định mục tiêu sống và tự ám thị rằng mình có thể không cần sử dụng ma túy. Cơ thể sẽ tiết ra chất morphin hội sinh trong quá trình vận động giúp đối kháng được cơn nghiện.
Nhìn chung, gia đình và người thân cần phát hiện sớm người nghiện thông qua các biểu hiện bên ngoài như trong bài viết đã nêu, từ đó vận động, khuyên nhủ người nghiện thực hiện cai nghiện sớm để nhanh chóng hòa nhập trở lại với cộng đồng.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.