Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát

Ngày 28/04/2023
Kích thước chữ

Tăng huyết áp nguyên phát khá khó phát hiện vì không có nguyên nhân rõ ràng, bệnh tiến triển âm thầm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng khó lường trước được. Đây cũng là trường hợp tăng huyết áp phổ biến nhất.

Thông thường, bệnh tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là tăng huyết áp nguyên phát. Nên việc phát hiện ra bệnh tăng huyết áp thường phụ thuộc vào việc đi khám sức khỏe định kỳ của bệnh nhân hoặc huyết áp tăng rất cao và bệnh đã kéo dài được một thời gian. 

Tăng huyết áp nguyên phát có điểm gì khác biệt?

Tăng huyết áp là tình trạng tăng dai dẳng huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương hoặc tăng cả hai. Tăng huyết áp được chẩn đoán bằng cách đo huyết áp bằng huyết áp kế.

Nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát - 1
Tăng huyết áp được chẩn đoán bằng cách đo huyết áp bằng huyết áp kế

 Tăng huyết áp được phân loại bằng nhiều cách nhưng thường dựa vào nguyên nhân để chia tăng huyết áp thành hai loại là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Tình trạng này còn gọi là tăng huyết áp vô căn, có nghĩa là tăng huyết áp mà không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng huyết áp không xác định được. Loại tăng huyết áp này chiếm 90% trong các trường hợp tăng huyết áp, đồng thời cũng dẫn tới việc phức tạp trong quá trình điều trị tăng huyết áp vô căn và ngăn ngừa biến chứng.

Tăng huyết áp thứ phát

Đây là tình trạng là tăng huyết áp do một nguyên nhân cụ thể được xác định rõ. Ví dụ như mắc bệnh thận mạn, sử dụng thuốc có tác dụng phụ là dẫn tới tăng huyết áp hay sử dụng các thực phẩm gây tăng huyết áp trong một thời gian dài.

Người trẻ thường mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát hơn là tăng huyết áp nguyên phát. Điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi thường dễ điều trị hơn vì đã xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh.

nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát 0
Mắc bệnh mạn là một nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp thứ phát

Chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát

Biểu hiện của tăng huyết áp thường không rõ rệt nên rất cần đo huyết áp thường xuyên, đặc biệt đối với đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ để theo dõi tình trạng huyết áp của cơ thể.

Thỉnh thoảng chỉ số huyết áp tăng cao sẽ không phải là chỉ số được dùng để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp được chẩn đoán nếu huyết áp vượt phạm vi lý tưởng từ 2-3 lần đo. Để đảm bảo kết quả đo là chính xác thì bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nhận lời khuyên từ bác sĩ.

Nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp nguyên phát

Vì không thể xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp nguyên phát, nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này. Dựa trên các yếu tố nguy cơ này, chúng ta có thể tự đánh giá bản thân về khả năng mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát đồng thời có thể phòng bệnh bằng cách tránh xa các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh tăng huyết áp.

Tuổi cao

Đây là một trong các yếu tố không thể thay đổi được, huyết áp tăng theo tuổi tác. Có nghĩa là ở người cao tuổi huyết áp có xu hướng tăng cao hơn. Theo thống kê cho biết, từ 65 tuổi trở lên, có 77% nam giới và 75% nữ giới đã mắc bệnh tăng huyết áp. Song hành với đó, dưới 44 tuổi chỉ có tầm 30% nam giới và 9% nữ giới mắc bệnh tăng huyết áp.

Nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát - 2
Người cao tuổi huyết áp có xu hướng tăng huyết áp nguyên phát

Yếu tố nguy cơ tuổi tác sẽ có ảnh hưởng cùng với yếu tố giới tính. Ở nam giới và từ tuổi 45 trở lên đã là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Nhưng ở nữ giới khoảng 55 tuổi huyết áp bình thường của phụ nữ mới có dấu hiệu tăng dai dẳng.

Di truyền theo gia đình

Di truyền gia đình là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi nhưng tỉ lệ có yếu tố này thường không cao. Một số rối loạn gen trong cơ thể có thể gây ra tăng huyết áp. Khi bạn có tiền sử gia đình có bệnh tăng huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ăn mặn, ăn ít rau xanh

Đây được xem là yếu tố có thể thay đổi được và thường được nhắc đến nhất. Ăn quá nhiều muối hàng ngày sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thừa natri, bổ sung ít rau xanh dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu kali. Khi thừa natri và thiếu kali thì khả năng mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát sẽ tăng nhanh chóng. Bác sĩ sẽ cực kì để tâm tới chế độ ăn uống của các bệnh nhân tăng huyết áp để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Thói quen sử dụng rượu bia, thức uống có cồn

Rượu bia và đồ uống có cồn không chỉ gây tăng huyết áp mà còn có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể, gây hại đến tim mạch. Vì lý do này, các nhà nghiên cứu khoa học đề xuất hạn chế uống rượu bia, mức giới hạn của nam là 2 ly mỗi ngày và ở nữ là 1 ly mỗi ngày.

Nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát - 3
Thức uống có cồn là một yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

Nhiều người có dấu hiệu tăng huyết áp hoặc thuộc nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát, cần được theo dõi chỉ số huyết áp định kỳ. Đồng thời hạn chế những yếu tố nguy cơ có thể cải thiện được và có riêng chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp để giữ chỉ số huyết áp ở mức ổn định và bảo vệ sức khỏe.

Xem thêm: Phòng bệnh tăng huyết áp từ những thói quen thường ngày

Kim Huệ

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.