Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân chảy máu lưỡi và cách cầm máu nhanh chóng

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lưỡi có vai trò quan trọng trong việc nhai nuốt thức ăn và giao tiếp hàng ngày. Nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng khi bị chảy máu lưỡi. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân chảy máu ở lưỡi và cách cầm máu nhanh chóng.

Lưỡi là một cơ quan quan trọng nằm trong miệng và giữa hai hàm răng. Vì có vị trí khá đặc biệt nên lưỡi có thể vô tình bị tổn thương chảy máu bởi bị răng cắn vào hay do thức ăn cứng nhọn đâm vào. Nhưng liệu còn nguyên nhân nào khác gây chảy máu lưỡi không? Khi lưỡi chảy máu bạn cần làm gì?

Nguyên nhân gây chảy máu lưỡi

Lưỡi là cơ quan vị giác của con người, được tạo thành từ các cơ và được bao phủ bởi các niêm mạc ẩm và có màu hồng. Lưỡi gồm 2 phần, trước lưỡi và sau lưỡi. Phần trước lưỡi chiếm khoảng 2/3 chiều dài lưỡi, là phần chúng ta quan sát được trong khoang miệng. Phần sau lưỡi gần họng. Hai bên lưỡi được ngăn cách và chia đối xứng bởi một mô sợi dọc.

Lưỡi đảm nhận nhiệm vụ nhai nuốt thức ăn, cảm nhận hương vị đồ ăn và góp phần tạo ra âm thanh trong quá trình giao tiếp của con người. Lưỡi có thể bị tổn thương do:

  • Chúng ta không may cắn vào lưỡi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
  • Do răng sứt mẻ cọ vào làm lưỡi chảy máu.
  • Một số người niềng răng nên các khí cụ chỉnh nha có thể làm tổn thương lưỡi và bên trong khoang miệng.
  • Do vệ sinh răng miệng không cẩn thận làm tổn thương lưỡi.
  • Do đồ ăn cứng đâm vào lưỡi gây chảy máu.
chay-mau-luoi-1.jpg
Tình trạng chảy máu ở lưỡi khiến nhiều người lo lắng

Ngoài ra, chảy máu lưỡi còn được gây ra do các vấn đề bệnh lý như:

Vết loét trong khoang miệng

Khoang miệng và lưỡi có thể thường xuyên bị viêm loét. Nguyên nhân có thể đến từ việc cơ địa bị nóng trong, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng và có tính acid mạnh, thiếu hụt vitamin B12. Một số trường hợp mắc bệnh viêm ruột cũng bị nhiều vết loét ở lưỡi và khoang miệng.

Nhiễm nấm nến hoặc tưa miệng

Các loại nấm có thể tấn công và làm tổn thương lớp niêm mạc lưỡi gây nhiễm trùng, lở loét. Người bị nhiễm nấm có thể quan sát thấy các đốm màu trắng hoặc vàng bám trên lưỡi. Khi vết nhiễm trùng hoặc vết loét sâu có thể gây chảy máu. Để điều trị nấm miệng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng các thuốc kháng nấm.

Mụn rộp sinh dục ở miệng

Mụn rộp sinh dục ở miệng hay Herpes miệng là một dạng nhiễm trùng do virus Herpes simplex gây ra. Bệnh lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua các hoạt động hôn, ăn chung đồ ăn, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân hay quan hệ tình dục bằng miệng. 

Ban đầu các mụn rộp xuất hiện trong khoang miệng nhưng sau đó có thể xuất hiện trên lưỡi. Các mụn rộp này khi bị tác động trong quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng có thể gây chảy máu. Mụn rộp hay Herpes miệng không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát triệu chứng bằng các loại thuốc kháng virus dạng bôi hoặc dạng uống.

U máu trên lưỡi

Tình trạng chảy máu lưỡi cũng có thể có nguyên nhân là u máu. Các rối loạn ở mạch máu hay hệ bạch huyết làm xuất hiện các u máu. U máu gây khó ăn uống, giao tiếp và gây đau. Khi u máu phát triển đến mức độ nhất định sẽ rất dễ bị vỡ và chảy máu nếu bị tác động bởi quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng hay giao tiếp hàng ngày. 

Để điều trị u máu, tùy tình trạng thực tế các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, tiêm corticosteroid, dùng tia laser. Nhiều trường hợp u máu sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

chay-mau-luoi-2.jpg
Hầu hết các bệnh lý gây chảy máu ở lưỡi đều là bệnh lý không nghiêm trọng

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi cũng có thể có triệu chứng là chảy máu ở lưỡi. Ngoài ra, bệnh ung thư còn có những triệu chứng khác như cảm giác đau khi nuốt, cảm nhận được cục u trên lưỡi, bị tê miệng. Ngoài các ảnh hưởng đến lưỡi, ung thư lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến miệng, mũi, cổ họng, tuyến giáp.

Cách cầm máu nhanh chóng khi chảy máu lưỡi

Khi chị chảy máu lưỡi, việc đầu tiên bạn cần làm là cầm máu ngay lập tức. Để có thể cầm máu, bạn dùng bông y tế, ấn giữ chặt vị trí bị chảy máu trong vài phút, Nếu chỉ là vết thương nhỏ, máu sẽ giảm hẳn chỉ sau vài phút. Đến khi máu ngừng chảy bạn mới lấy bông ra và ngừng ấn giữ.

Bạn cũng có thể dùng viên đá lạnh chườm lên vết thương. Việc này sẽ giúp các mạch máu co lại, giảm chảy máu ra bên ngoài. Khi chườm lạnh, bạn nên gói viên đá vào một chiếc khăn sạch hay túi vải để chườm.

Một mẹo cầm máu khá hiệu quả là nâng vùng bị thương chảy máu lên phía trên cao. Khi bị chảy máu lưỡi với lượng máu ít, bạn có thể ngửa đầu thay vì cúi đầu. Nếu cúi đầu, máu chảy ra sẽ nhiều hơn. Nhưng nếu máu chảy ồ ạt từ lưỡi, bạn nên giữ thẳng đầu, tránh ngửa cổ vì máu chảy nhiều vào cổ họng có thể gây sặc.

Đắp lá trà xanh

Trà xanh cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu, làm mạch máu co lại nên hạn chế chảy máu. Trong trà xanh cũng có thành phần kháng khuẩn, giúp phòng ngừa nhiễm trùng tại vị trí bị tổn thương. Bạn có thể giã nát lá trà xanh tươi sạch rồi đặt lên vị trí bị chảy máu tại lưỡi.

Súc rửa bằng nước súc miệng chứa cồn

Nếu bạn đang dùng loại nước súc miệng chứa cồn và axit aminocaproic thì hãy dùng nó để súc miệng khi bị chảy máu lưỡi. Cồn giống như một chất làm se, sẽ giúp máu tại vị trí tổn thương đông nhanh hơn nên máu sẽ ngừng chảy.

chay-mau-luoi-3.jpg
Nguyên tắc cầm máu là phải đảm bảo sát trùng

Đắp lá tía tô lên lưỡi

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong vườn nhà nên đắp lá tía tô là cách cầm máu an toàn, hiệu quả. Bạn cần dùng lá tía tô tươi sạch, giã nát rồi đắp lên vị trí chảy máu là được.

Đắp lá nhọ nồi lên lưỡi

Từ xa xưa ông cha ta đã dùng lá nhọ nồi để cầm máu. Bạn hãy lấy một nhúm lá nhọ nồi tươi, rửa sạch rồi mang giã nát để đắp lên vùng lưỡi bị chảy máu. Sau vài phút bạn sẽ thấy máu ngừng chảy.

Dù bạn áp dụng bất cứ cách cầm máu nào trên đây, hãy đảm bảo vết thương được sát trùng cần thận. Nếu đã xác định được nguyên nhân gây chảy máu và cầm máu được tại nhà, bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu đã cầm máu tại nhà nhưng máu không ngừng chảy, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất. Các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc cầm máu nếu cần thiết.

Một số trường hợp chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân cần được thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Bởi đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng không thể phát hiện bằng mắt thường. Ngoài ra, bạn nên lưu ý các cách phòng ngừa chảy máu lưỡi như: Vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế ăn đồ ăn cứng, nếu khí cụ chỉnh nha gây tổn thương khoang miệng cần điều chỉnh ngay lập tức.

Xem thêm: Nấm lưỡi là bệnh gì? Nấm lưỡi người lớn có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm