Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu vitamin B12 gây ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý. Vậy cụ thể thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị sao cho hiệu quả.
Vitamin B12 được xem là nguồn năng lượng cung cấp cho chức năng của cơ thể. Vậy, thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Người bệnh nên bổ sung vitamin B12 sao cho đúng cách? Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây.
Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị thiếu vitamin B12, có thể xuất hiện một vài triệu chứng cững cũng như phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như:
Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, buồn ngủ,… Tình trạng thường kéo dài dù người bệnh đã tìm nhiều biện pháp khắc phục như ngủ nhiều, ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, hạn chế làm việc quá sức,… nhưng không hiệu quả. Rất nhiều người thiếu vitamin B12 bị nhầm lẫn với tình trạng thiếu ngủ, làm việc quá sức hoặc tâm lý căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu.
Thần kinh hoạt động tốt khi có sự góp mặt của vitamin B12, vì thế khi thiếu hụt chất dinh dưỡng này sẽ gây ra tình trạng suy nhược, tổn thương hệ thần kinh. Nguy hiểm hơn, thiếu vitamin B12 còn gây thoái hóa tủy sống, dây thần kinh ngoại biên và dây thần kinh thị giác,… Khi vitamin B12 không còn sẽ không thể bảo vệ dây thần kinh sẽ dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay.
Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến hoạt động và các chức năng của dây thần kinh thị giác, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực. Tình trạng này dễ gặp ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc người có chế độ ăn chay thuần không tiêu thụ bất cứ thực phẩm từ nguồn động vật nào.
Do đó, để tăng cường sức khỏe cho mắt, ngoài vitamin B12 người bệnh nên kết hợp bổ sung thêm DHA và vitamin E. Việc cung cấp đầy đủ các loại vitamin này trong thời gian dài sẽ làm tăng thị giác và độ nhạy võng mạc đồng thời làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, đây là căn bệnh nguy hiểm đến thị lực của nhiều người.
Thiếu vitamin B12 gây ra nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa như gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,… nếu không điều trị sẽ trở thành bệnh mãn tính. Các triệu chứng này sẽ được khắc phục khi được bổ sung đủ lượng vitamin B12. Phần lớn người bệnh thiếu hụt vitamin B12 đều do rối loạn trong việc sản xuất protein tại dạ dày. Để điều trị, cần bổ sung tăng cường vitamin, nếu không có hiệu quả thì người bệnh bắt buộc phải tiêm bổ sung dưới sự giám sát của bác sĩ.
Vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguyên bào và tế bào cấu tạo xương. Việc thiếu hụt vitamin nhóm B này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng và có thể dẫn đến tình trạng loãng xương. Loãng xương là một biểu hiện của tình trạng xương yếu, giòn và rất dễ gãy chủ yếu do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Loãng xương nhanh có thể gây ra ngã, nứt hay gãy xương. Người cao tuổi thường sẽ có nguy cơ cao hơn.
Theo ước tính có đến 10 – 15% người trên 60 tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thiếu hụt vitamin B12. Những người bị thiếu hụt các dưỡng chất và sức khỏe suy giảm sẽ khiến lượng vitamin B12 trong cơ thể giảm xuống. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi lại không có các biểu hiện hay triệu chứng cơ bản mà thường xảy ra rất thầm lặng.
Nếu như người bệnh bị thiếu máu ác tính hay đang gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, thì phương pháp điều trị thường áp dụng là tiêm vitamin này. Người bệnh có thể tiếp tục bổ sung vitamin B12 liều cao bằng đường uống hay qua đường tiêm.
Nếu như không tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc động vật, thì bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, thay thế bằng các loại ngũ cốc để tăng cường vitamin B12 nếu cơ thể bạn bị thiếu hụt.
Người cao tuổi dễ gặp phải tình trạng thiếu vitamin B12 do khả năng hấp thu kém, dinh dưỡng cũng không đảm bảo. Vì thế, họ cần bổ sung thêm từ thực phẩm chức năng có chứa các loại vitamin tổng hợp trong đó có B12 hoặc bổ sung qua đường uống trực tiếp.
Việc bổ sung vitamin B12 qua thực phẩm là một cách để đảm bảo đủ lượng vitamin. Các loại thực phẩm có nhiều vitamin B12 có thể kể đến như:
Như vậy, từ những thông tin về vấn đề thiếu vitamin B12 gây bệnh gì đã sẽ giúp bạn đọc nhận biết được bệnh và cách điều trị. Do vậy, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh từ bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.