Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân, dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết

Ngày 13/07/2020
Kích thước chữ

Không dễ để nhận biết các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng.

Bệnh tiêu chảy diễn biến ở mức độ nặng có thể gây mất nước và tử vong nên việc ba mẹ nắm vững một số kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh có vai trò rất quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nên nếu bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Không dụng nạp lactose: Đây là một thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả ở sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzyn cần thiết để tiêu hóa Lactose. Khiến cho hàm lượng Lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy. Hay thậm chí một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.

Nguyên nhân, dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết 1Vì trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên mẹ phải xác định được nguyên nhân con bị tiêu chảy.

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết

Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy. Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì. Trẻ đi cầu nhiều lần, phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như có đờm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống). Mót rặn khi đi cầu là biểu hiện rất đặc trưng của kiết lỵ.

Các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh của mất nước nhẹ

  • Quan sát thấy mắt của bé khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc không có nước mắt.
  • Khô miệng.
  • Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua là bé tiểu ít hơn bình thường. Đối với những bé nào sử dụng quần tã, bạn kiểm tra thấy tã ít ướt hơn lúc bình thường.
  • Bé trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt.
Nguyên nhân, dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết 2Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bé tiểu ít hơn bình thường, mẹ có thể kiểm thông qua tã.

Các biểu hiện của mất nước vừa

  • Xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như hiện tượng mắt trũng.
  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì.
  • Sờ thấy da da bé bị khô và kém đàn hồi.

Các biểu hiện của mất nước nặng

  • Ở trẻ nhũ nhi, có hiện tượng thóp trũng (thóp là một vùng nhỏ, mềm trên đỉnh đầu của trẻ).
  • Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ.
  • Nếu sử dụng 2 ngón tay căng nhẹ vùng da bất kỳ trên người bé rồi thả ra, da bé không thể trả về hình dạng ban đầu do mất khả năng đàn hồi.
  • Rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.
  • Mạch nhanh nhẹ hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được.
Nguyên nhân, dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết 3Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ và ngủ li bì

Một số dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh khác

  • Buồn nôn, ói thức ăn.
  • Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật.
  • Đau bụng.
  • Các triệu chứng mất nước: khát, tiểu ít, mắt trũng, môi khô, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm.

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Sau khi bé có dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như trên thì việc bù nước và điện giải cho con là điều quan trọng nhất. Các loại dung dịch bù nước ncho bé:

  • Oresol: Pha với nước theo đúng tỷ lệ rồi cho trẻ uống.
  • Nước muối đường: 1 muỗng muối + 8 muỗng đường + 1 lít nước chín.
  • Nước cháo muối: 1 muỗng muối + 1 nắm gạo + 1 lít nước chín đun sôi.
  • Nước dừa muối: 1 muỗng muối + 1 lít nước dừa.

Chế độ ăn:

  • Tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú.
  • Sau khi đã bù nước có thể cho tiếp chế độ ăn như trước khi trẻ tiêu chảy. Hạn chế rau, nước ngọt, cam vắt.
  • Thức ăn cần nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc: Nếu trẻ có sốt thì phải hạ sốt cho trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải sử dụng kháng sinh, nhưng phải được chỉ định của bác sĩ.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm