Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ

Ngày 08/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ho khan hay ho có đờm đều là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các vật làm cản trở đường thở. Vậy cách phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ như thế nào thì tiếp tục theo dõi ở bài viết dưới nhé.

Có nhiều cách phân loại tình trạng ho như ho cấp tính, ho mãn tính hay ho khan, ho có đờm. Mọi người đều cần trang bị các thông tin về các loại ho thường gặp, biết cách phân biệt và nhận biết dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời.

Phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ

Ho khan

Ho khan là trạng thái ho không kèm theo đờm, dịch nhầy kéo dài. Do người bị ho khan không tống ra được đờm nên lúc này càng cảm thấy ngứa cổ họng. Điều này khiến cho cơn ho không kiểm soát được và có xu hướng kéo dài. Ho khan thường kèm theo một số triệu chứng như đau họng, mất tiếng, sưng họng,...

Ho khan tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị ho khan kịp thời khiến cơn ho kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm thanh quản hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư vòm họng.

Nguyên nhân, dấu hiệu phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ 1 Ho khan là tình trạng ho khô, không có đờm hay dịch nhầy thoát ra

Ho có đờm

Ho có đờm là khi dịch nhầy từ mũi hoặc xoang đọng lại ở cổ họng và có thể đi vào phổi. Đờm là chất tiết ra từ xoang trán, phế nang, hốc mũi, khí phế quản. Do đó, việc xuất hiện ho có đờm là hệ quả của nhiều bệnh lý về hệ hô hấp như: Thanh quản, khí quản, viêm phổi, nhồi máu phổi, giãn phế quản,… Và đờm cũng chia thành nhiều loại như đờm nhầy, đờm có máu, đờm có mủ, đờm có bã đậu (lao phổi).

Ho có đờm kéo dài dưới 3 tuần được gọi là cấp tính và kéo dài hơn 8 tuần thì gọi là mãn tính đối với người lớn, còn trẻ nhỏ thì trên 4 tuần đã được gọi là ho có đờm mãn tính. Có thể dựa vào thời gian bắt đầu ho để xác định tình trạng hiện tại của bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến ho khan và ho có đờm

Nguyên nhân ho khan

Nguyên nhân chính của bệnh này là do cảm lạnh, nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng với các yếu tố ngoài nguyên môi trường như bụi bẩn, lông động vật,... thời tiết hanh khô cũng sẽ ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp của con người.

Nguyên nhân ho có đờm

Nguyên nhân chính gây ho có đờm là do viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến kích thích hệ hô hấp, mẫn cảm và tiết ra nhiều đờm. Các yếu tố được coi là tác nhân gây ho có đờm là dị ứng, hút thuốc lá, viêm đường hô hấp,...

Để xác định nguyên nhân chính xác của ho có đờm và ho khan thì tốt nhất bạn nên đến các trung tâm chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán cụ thể, rồi từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Nguyên nhân, dấu hiệu phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ 2 Cần phân biệt ho khan và ho có đờm một cách chính xác để có cách chữa trị phù hợp

Cách xử lý khi trẻ bị ho khan hoặc ho có đờm

Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để ngăn không cho đường thở của bé bị khô hoặc các sản phẩm thảo dược để làm dịu cơn đau họng. Nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn 3 tuần, hãy đưa trẻ đi khám. Bên cạnh đó bạn có thể dùng nước muối để rửa mũi cho trẻ. Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc trị ho nào cho trẻ dưới 2 tuổi. Điều quan trọng nhất là phòng bệnh, đặc biệt là trong những ngày lạnh. Những trẻ thường xuyên bị ho có đờm, ho khan vào lúc chuyển mùa thì nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng, tập thích ứng với thời tiết khí hậu, sống trong môi trường sạch sẽ.

Mỗi ngày mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm. Tránh để trẻ ở trong môi trường khô và lạnh như phòng có điều hòa. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật. Không cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng, giữ ấm vùng cổ và ngực. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng cách trị ho từ các bài thuốc dân gian.

Khi đã bắt đầu xuất hiện ho khan hoặc ho có đờm thì cần phải tìm cách làm giảm các triệu chứng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp hạn chế triệu chứng ho tiêu đờm cho trẻ và sản phẩm các mẹ hay lựa chọn cho con là các loại siro ho có nguồn gốc từ thảo dược. Vì siro ho thảo dược không chỉ giúp giảm triệu chứng ho mà một số thành phần nguồn gốc thảo dược có trong sản phẩm còn có khả năng “kháng sinh tự nhiên”, nâng cao sức đề kháng cho đường hô hấp.

Cách phòng ngừa ho khan, ho có đờm

  • Đảm bảo sống trong môi trường sạch sẽ, để phổi nhận được dưỡng khí đầy đủ, trong lành.
  • Giữ ấm vùng cổ vào sáng sớm và ban đêm hoặc những ngày nhiều gió, đặc biệt là lúc thời tiết hay thay đổi thất thường, giao mùa.
  • Vệ sinh vùng họng mỗi ngày bằng nước muối, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Không hút thuốc hay ngồi gần khu vực hút thuốc.
  • Tăng cường tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ.
Nguyên nhân, dấu hiệu phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ 3 Cần giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài vào những ngày trở lanh, nhiều gió

Với những thông tin bên trên chắc bạn đã có thể phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ cũng như biết cách chữa trị và phòng ngừa thích hợp. Nếu tình trạng ho khan, ho có đờm ở trẻ kéo dài bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp nhé.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Ho khan