Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tan máu bẩm sinh có tên khoa học là thalassemia. Nguyên nhân gây bệnh tan máu bẩm sinh được chỉ ra là do gen di truyền lặn. Thalassemia phổ biến trên thế giới với khoảng 7% tổng số dân số thế giới mắc bệnh. Tan máu bẩm sinh có 2 thể chính là Alpha và Beta thalassemia.
Theo các nghiên cứu đã chứng minh, nguyên nhân gây bệnh tan máu bẩm sinh là do trẻ nhận gen mang bệnh tan máu bẩm sinh từ bố và mẹ. Sau khi nhận gen này, trẻ sẽ có sự hình thành huyết sắc tố tương đối bất thường tại hồng cầu. Những người mắc bệnh thalassemia sẽ có màu da vàng nhợt nhạt, nặng thì có hiện tượng thay đổi sắc. Phát triển khá chậm và gan to, lá lách to…
Bệnh tan máu bẩm sinh - một bệnh di truyền huyết học liên quan đến sự biểu hiện của gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh là kết quả của sự biểu hiện bất thường của cấu trúc protein hồng cầu có khả năng vận chuyển oxy - hemoglobin. Ở bệnh nhân mắc thalassemia sẽ gặp tình trạng phá hủy quá mức của hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
Trên thế giới, vùng có tỷ lệ mắc bệnh, mang gen bệnh cao phải kể đến Địa Trung Hải, châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông. Theo số lượng gen tổn thương mà bệnh tan máu bẩm sinh được chia làm 4 mức độ:
Thành phần hemoglobin của máu được chia làm 2 phần hem và globin, trong đó chuỗi polypeptide là globin. Nguyên nhân gây ra bệnh tan máu bẩm sinh do xuất hiện đột biến tại một hay nhiều gen có liên quan đến quá trình tổng hợp chuỗi globin, dẫn đến sự thiếu hụt các chuỗi globin này, khiến hồng cầu vỡ sớm gây tan máu, biểu hiện thiếu máu. Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh có thể nhận gen lặn truyền bệnh từ bố hoặc mẹ, hoặc cả hai.
Theo chuỗi globin bị khiếm khuyết, bệnh tan máu bẩm sinh được chia làm 2 loại chính:
Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh với mức độ sẽ có thể bị thiếu máu nhẹ hoặc không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt khá giống với tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên tan máu bẩm sinh còn có một số dấu hiệu sau:
Tùy theo người bệnh mắc α-Thalassemia hay β-Thalassemia sẽ có biểu hiện khác nhau.
Người mắc α-Thalassemia được chia thành 3 loại:
Người mắc β-Thalassemia cũng được chia thành 3 thể:
Nếu không được điều trị đầy đủ cho đến khi 10 tuổi, trẻ phát triển bình thường thì có thể xuất hiện các biến chứng sau:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau:
Để tầm soát và phòng ngừa từ sớm bệnh tan máu bẩm sinh, các cặp vợ chồng chuẩn bị có con hoặc đang mang thai ở những gia đình đã có sự di truyền về bệnh lý cần phải tiến hành xét nghiệm hoặc nhận được tư vấn di truyền.
Trước khi kết hôn cần xét nghiệm có mang gen bệnh. Nếu có cần tránh kết hôn với người cùng mang gen bệnh để con sinh ra không bị tan máu bẩm sinh.
Phương pháp chẩn đoán và sàng lọc trước sinh giúp tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh gồm:
Tóm lại, bệnh tan máu bẩm sinh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và kéo theo hệ lụy khó khăn cho các gia đình. Nguyên nhân gây bệnh tan máu bẩm sinh được xác định do gen lặn di truyền. Vì thế tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh từ sớm là vô cùng cần thiết.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.