Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật và cách điều trị như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sỏi túi mật là vật thể hình thành trong túi mật, có hình dạng giống như đá, kích thước có thể nhỏ như hạt cát hoặc cũng có thể lớn như quả trứng. Tùy thuộc vào các triệu chứng mà người có sỏi túi mật sẽ có các hướng xử lý khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân hình thành sỏi túi mật và cách điều trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Túi mật là một cơ quan quan trọng trong cơ thể nằm ở phía bên phải của bụng, nó có hình dạng như một quả lê nhỏ và thường nằm ở dưới gan. Chức năng của túi mật là để lưu trữ và tống xuất mật, một loại chất lỏng được sản xuất bởi gan đồng thời giúp tiêu hóa các chất béo có trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Mật thường được tạo thành từ nhiều chất bao gồm có cả bilirubin và cholesterol.
Túi mật là cơ quan được kết nối với gan và ruột bằng các ống dẫn, trong đó có ống gan, ống túi mật và ống mật chủ. Khi ăn, túi mật sẽ bắt đầu co bóp đẩy qua ống mật chủ vào ruột giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là những loại thức ăn có chứa nhiều chất béo.
Trên thực tế, sỏi túi mật không phải là viên sỏi (đá) mà là một thể rắn được hành thành trong túi mật do tình trạng quá bão hòa của 1 trong 3 thành phần của dịch mật là cholesterol, sắc túi mật và muối canxi. Thậm chí, chúng ta cũng không biết mình có sỏi túi mật cho đến khi nó nghẹt ở ống túi mật, gây đau và cần được điều trị ngay tức thì.
Sỏi túi mật là một thể rắn được hành thành trong túi mật
Trong một số trường hợp, những người có sỏi túi mật nhưng không có triệu chứng gì thường được gọi là “sỏi im lặng”. Nguy cơ xuất hiện các triệu chứng cũng sẽ tăng khoảng 1-2% mỗi năm.
Thông thường, triệu chứng chính của sỏi túi mật là đau và tình trạng đau này thường sẽ kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Tình trạng đau này có thể xảy ra khi sỏi mật di chuyển từ túi mật vào một ống (ống túi mật, ống gan và ống mật chủ).
Những cơn đau thường sẽ khu trú ở phần trên của bụng (thượng vị hoặc dưới sườn phải), sau đó sẽ bắt đầu lan ra sau lưng, lên giữa xương bả vai hoặc dưới vai phải. Bên cạnh đó, còn bị đau vùng thượng vị sau bữa ăn no, ăn béo đôi khi được chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày. Một số triệu chứng đi kèm khác khi bị sỏi túi mật bao gồm: Đổ mồ hôi, nôn, sốt, vàng da.
Các triệu chứng phổ biến của sỏi túi mật
Tình trạng sỏi túi mật thường xảy ra ở 1 trong các trường hợp sau:
Ngoài ra, nếu chức năng tống xuất mật của túi mật bất thường và không thể tống xuất hoàn toàn hoặc thường xuyên được thì mật của bạn có thể bị cô đặc lại. Điều này sẽ góp phần vào việc hình thành sỏi túi mật (nhịn đói hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch kéo dài).
Hầu hết các trường hợp bị sỏi túi mật đều không có triệu chứng và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu có triệu chứng như đau dai dẳng, có thể bạn cần phải được điều trị. Phương pháp thường được sử dụng phổ biến nhất đó chính là phẫu thuật nội soi. Có đến 90% trường hợp đều được thực hiện phẫu thuật bằng nội soi.
Trong trường hợp nếu bệnh nhân có các biến chứng nhất định liên quan đến sỏi mật như viêm, nhiễm trùng, sẹo lớn để lại từ những ca phẫu thuật trước đó, rối loạn chảy máu hoặc một tình trạng có thể gây khó khăn khi thực hiện bằng phẫu thuật nội soi thì các bác sĩ thường sẽ thực hiện cắt túi mật bằng phương pháp mổ mở. Sau tiến trình phẫu thuật này, người bệnh thường phải nằm viện khoảng 3 - 5 ngày để sức khỏe hồi phục.
Nếu có sỏi đường mật kết hợp thì cần phải lấy sỏi đi ngay cả khi bạn không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Phương pháp phổ biến nhất để thực hiện vẫn là phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) hoặc thực hiện lấy sỏi đường mật kết hợp cùng lúc với cắt túi mật nội soi.
Phẫu thuật nội soi là một cách điều trị sỏi mật
Để ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ sỏi mật, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là một số chia sẻ về những nguyên nhân hình thành sỏi túi mật và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.