Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp háng khi hoạt động thể thao nói chung hay đá bóng nói riêng là tình trạng không hiếm gặp. Vậy nguyên nhân bị đau khớp háng khi đá bóng và cách khắc phục ra sao, cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Thông thường thì những người vận động thể thao sẽ có xu hướng cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi luyện tập. Riêng đối với những người bị đau khớp háng khi đá bóng rất có thể là do chấn thương cơ xương xung quanh. Đây là một vấn đề cần lưu tâm bởi rất có thể cũng chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về xương khớp cần được chăm sóc và điều trị.
Thông thường nguyên nhân gây đau khớp háng khi đá bóng là do chấn thương hoặc căng cơ quá mức. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà người chơi đá bóng thường gặp:
Thường thì tình trạng đau hông và háng xảy ra do người bệnh kéo căng cơ đùi quá mức. Dấu hiệu chấn thương này thường dễ xuất hiện ở bất kỳ bắp cơ nào nếu bạn có những động tác hoạt động với cường độ mạnh.
Kéo cơ khớp háng căng quá mức là nguyên nhân gây đau khớp háng khi đá bóng
Ổ cối là một lớp sụn bao quanh xương chậu với chức năng kết nối xương chậu với cổ xương đùi. Ổ cối cũng đóng vai trò tạo sự ổn định của khớp xương tại vị trí này nhằm cho phép xương khớp hoạt động linh hoạt và thuận lợi hơn.
Việc chơi thể thao hay cụ thể là bóng đá dẫn đến chấn thương như té ngã bất ngờ sẽ khiến lớp sụn này bị đứt gãy. Khiến người bệnh thấy đau ở vùng đùi trong. Lúc này, khi bạn di chuyển sẽ thấy phần hông có cảm giác như bị điện giật, nên cần hạn chế khả năng chuyển động. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm và điều trị bằng phương pháp như nội.
Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng thường nằm ở các khớp vai, hông, khuỷu tay, đầu gối hay bàn chân. Vai trò của bao hoạt dịch như một lớp đệm giữa xương, cơ bắp, gân hoặc da để cơ thể vận động dễ dàng hơn.
Thường thì viêm bao hoạt dịch hay xuất hiện ở những vận động viên điền kinh, chạy bộ hoặc hoạt động quá mức. Hoặc khi bạn bị té ngã, gây tác động lên túi hoạt dịch khiến các khớp xương và gân bị ma sát mạnh vào nhau cũng dẫn đến viêm bao hoạt dịch.
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến bạn bị đau hông, háng mạn tính và đau nhiều hơn khi chơi thể thao. Với những người bị viêm khớp háng, theo thời gian thì các lớp sụn ở háng sẽ dần bị mòn khiến phần xương lộ ra. Khi bạn cử động thì phần xương này ma sát với những xương khác tạo nên những cơn đau dữ dội.
Hội chứng này cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng. Những người mắc hội chứng này thường đau nhiều ở háng và đùi trên, khớp hông bị cứng và khi vận động mạnh sẽ có điện giật ở chi dưới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng khi đá bóng mà các cầu thủ thường gặp.
Hội chứng lliopsoas là nguyên nhân gây đau khớp háng khi hoạt động thể thao
Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống. Đau xương cụt thường xuất hiện khi bạn chơi thể thao bị té. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bạn bị bầm tím hoặc gãy xương cụt, điều này thường gây đau nhức dữ dội ở mông và lan ra hông và khớp háng.
Chứng này hay còn gọi là triệu chứng đau bụng thể thao, làm suy yếu thành bụng dưới (nơi các cơ và gân mỏng xuất hiện dày đặc). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng đi đá bóng, đánh bóng chuyền,...Nếu điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, các bác sĩ sẽ có định hướng tiến hành thực hiện phẫu thuật.
Với những trường hợp đau khớp háng dai dẳng không dứt thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp:
Đây là bài tập giúp phần hông và háng giảm đau, giãn cơ và tránh việc chấn thương sau khi đá bóng. Bạn có thể tập theo chỉ dẫn như sau: Nằm thẳng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay ép hai bên. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 6-10 giây và lặp lại. Thực hiện lặp lại khoảng sáu lần ở mỗi chân, nghỉ vài giây ở giữa các hiệp.
Tập xoay hông giúp các khớp hông linh hoạt và làm căng giãn cơ đùi, máu huyết lưu thông dễ dàng, giảm các chứng đau khớp háng khi chơi thể thao. Tập xoay hông bằng cách nằm thẳng lên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay để sang hai bên như động tác uốn cong hông. Chân trái di chuyển sang một bên cho đến khi cách chân phải một góc 30 độ. Tiếp tục xoay chân trái và phần hông về phía tay trái càng nhiều càng tốt. Khi thực hiện nên giữ thẳng cả hai chân. Giữ tư thế này khoảng 6-10 giây và lặp lại y hệt với chân phải.
Tùy theo khả năng của mỗi người mà bạn có thể mở rộng khoảng cách của hai chân. Thực hiện động tác này 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu sau khi thực hiện bài tập này mà tình trạng đau khớp háng vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên chuyển hướng sang các bài thuốc chuyên đặc trị đau khớp háng để chấm dứt cơn đau hiệu quả.
Tùy theo khả năng của mỗi người mà bạn có thể mở rộng khoảng cách của hai chân
Đau khớp háng gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, vậy nên người bệnh cần hiểu rõ về bệnh để chữa trị dứt điểm một cách nhanh chóng. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn xác định được nguyên nhân gây đau khớp háng khi đá bóng cũng như các bài tập hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.