Long Châu

​Viêm tủy răng có hồi phục​ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm tủy răng có hồi phục nghe có vẻ lạ nhưng đây là căn bệnh ảnh hưởng đến nhiều người và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được bác sĩ tư vấn kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất thông qua bài viết nhé.

Viêm tủy răng có hồi phục là bệnh lý tủy răng rất phổ biến. Tủy răng là nguồn sống của răng, do đó khi tủy bị viêm răng cũng sẽ yếu đi và kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Vì vậy, việc điều trị viêm nhiễm tủy răng có hồi phục cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng không mong muốn.

​Tình trạng viêm tủy răng có hồi phục​ là như thế nào?

Viêm tủy răng có hồi phục là giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm tủy răng khi tủy răng gồm các dây thần kinh và mạch máu bị nhiễm trùng nhẹ. Với việc điều trị ở giai đoạn này có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu của răng nhanh chóng.

Giai đoạn này thường kéo dài khá ngắn sau đó nhanh chóng chuyển sang giai đoạn viêm tủy răng không hồi phục có khả năng gây tử vong. Vì vậy, cần chú ý những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tủy răng để điều trị ngay lập tức. Những triệu chứng viêm tủy răng có thể hồi phục phổ biến nhất mà chúng ta cần lưu ý bao gồm: Đau răng xảy ra đột ngột với cường độ lớn, nhất là về đêm khiến người bệnh mệt mỏi. Răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh, xuất hiện hiện tượng ê buốt răng nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi chất kích ứng được loại bỏ.

​Viêm tủy răng có hồi phục​ là gì có thể trị khỏi không

Viêm tuỷ răng có hồi phục là giai đoạn đầu của bệnh viêm tuỷ khiến người bị cảm thấy khó chịu, đau nhức

Nguyên nhân gây viêm tủy răng có hồi phục​

Viêm tủy răng có hồi phục xảy ra chủ yếu do sâu răng tiến triển nặng. Ban đầu, vi khuẩn và axit trong khoang miệng ăn mòn lớp men răng bên ngoài, sau đó xâm lấn dần vào ngà răng và tủy răng, gây ra tình trạng viêm tủy răng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này sâu răng chưa ảnh hưởng đến thần kinh nên chưa gây ra các triệu chứng rõ ràng.

Ngoài ra một số bệnh lý răng miệng khác cũng có thể gây viêm tủy răng có thể kể đến như: Viêm lợi, áp xe răng, viêm nha chu,… hay trường hợp răng bị mẻ, mòn răng quá mức làm hở tuỷ răng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 

Một số yếu tố bên ngoài làm tăng nguy cơ viêm tủy răng như do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, nhiễm độc chì, thủy ngân hoặc do thay đổi áp suất,...

Phương hướng điều trị viêm nhiễm tủy răng có hồi phục

Viêm tủy răng cũng có thể được hồi phục rất đơn giản và giữ được răng gốc mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh kinh tế mà bạn có thể lựa chọn phương pháp trám răng hay bọc răng sứ khi răng bị viêm tủy.

Trám răng

Trước khi thực hiện trám răng, bệnh nhân cần được chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng viêm tủy răng và các bệnh lý về nha chu hay răng bị vỡ để có phương án điều trị phù hợp nhất. 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành rửa ống tủy trong đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn và đo độ dài ống tủy chính xác để tránh tình trạng viêm tủy răng. Loại bỏ phần ngà răng bị bệnh bằng dụng cụ chuyên dụng. 

Sau khi hoàn thành các quy trình điều trị và làm sạch tủy răng ở trên. Bệnh nhân được trám răng tạm thời trong 1 - 2 tuần để theo dõi. Nếu vẫn còn tình trạng đau, bác sĩ sẽ tiến hành trám phục hồi và yêu cầu bệnh nhân tái khám đúng hẹn.

Đây là phương pháp có chi phí không quá cao và độ bền duy trì khoảng 3 - 5 năm. Bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và cần trám lại răng nếu viêm nhiễm tủy răng quay trở lại.

​Viêm tủy răng có hồi phục​ là gì và điều trị được không Trám răng là một trong những biện pháp điều trị viêm tủy răng có hồi phục với chi phí thấp 

Bọc răng sứ

Nếu muốn điều trị viêm tủy răng có hồi phục an toàn và có độ bền cao, bạn nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Đây là phương pháp tối ưu nhất, khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm của phương pháp trám răng. Tương tự như trên, bệnh nhân vẫn được vệ sinh răng miệng, điều trị viêm nha chu và loại bỏ tuỷ răng bị viêm sau đó bọc sứ.

Các bác sĩ sẽ mài đi một số mô răng thật của bệnh nhân, sau đó chụp một mão sứ bên ngoài để ngăn chặn vi khuẩn nhưng vẫn giống như răng thật. Loại răng mới này có độ cứng và độ bền rất cao, thậm chí chắc chắn hơn răng thật. Ngoài ra, với răng sứ, bạn có thể chọn lựa màu sắc để trùng với màu răng tự nhiên của bạn nên bạn không lo bị “lạc tông” cả hàm răng.

Lưu ý khi điều trị viêm tủy răng có hồi phục​

  • Không sử dụng răng sứ cắn những đồ vật quá cứng. Khi răng đang được điều trị, bạn không nên cắn hoặc nhai những thức ăn dai và cứng vì răng lúc này rất giòn và dễ bị mẻ. Chỉ sau khi nó đã được phủ bằng sứ hoặc trám bạn mới có thể ăn uống bình thường.
  • Sau khi điều trị viêm tủy răng có hồi phục thì vẫn có thể tiếp tục hình thành ổ viêm mới. Vì vậy, nếu đã bị sâu răng, bạn cần phải quan tâm chăm sóc răng miệng nhiều hơn nữa. Nên khám răng thường xuyên và giữ vệ sinh răng miệng tốt trong thời gian điều trị. Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng để răng luôn khỏe mạnh và kịp thời nhận biết các biến chứng.
  • Bạn nên tập thói quen đi khám răng định kỳ 3 - 6 tháng/ lần.
  • Khi mới điều trị tủy răng, bạn có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn hạn chế sử dụng răng nhai quá nhiều, tránh các thức ăn cay nóng, lạnh, chua,...

​Viêm tủy răng có hồi phục​ là gì? Cách điều trị như thế nào? 3

Bên cạnh điều trị viêm tuỷ răng người bệnh phải chăm sóc răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn 

Dù điều trị viêm tủy răng có hồi phục bằng phương pháp nào thì việc tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng của nha sĩ cũng rất quan trọng. Nếu chế độ ăn uống không phù hợp như nhai thức ăn quá cứng, nhiều phẩm màu, gia vị,... thì tình trạng bệnh vẫn có thể tái phát. Cần có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng,... để bảo vệ tốt nhất cho răng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm