Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối? Cách xử trí như thế nào?

Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bên cạnh chuyện ăn ngủ, vấn đề đại tiện là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Bởi thông qua việc theo dõi tình trạng phân của trẻ, cha mẹ có thể đánh giá được phần nào sức khỏe của con. Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối khiến không ít cha mẹ vô cùng lo lắng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có nguy hiểm hay không là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Việc theo dõi tình trạng phân của trẻ giúp các bác sĩ và cha mẹ đánh giá được phần nào sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối cha mẹ nên xử trí như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào được xem là bình thường?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, bạn cũng nên nắm được phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường. Trong 2 ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng đi ngoài phân su. Phân su là một hỗn hợp bao gồm các chất nhầy, dịch ối, có màu đen hoặc xanh lá cây. Điều này chứng tỏ rằng hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt. Sau đó, tùy thuộc vào loại sữa mẹ cho trẻ uống là sữa mẹ hay sữa công thức mà phân của trẻ sẽ có những đặc điểm khác nhau như:

  • Đối với những trẻ bú sữa mẹ: Phân trẻ thường có màu vàng hay hơi xanh, phân dạng lỏng và có mùi chua nhưng thường không thối.
  • Đối với những trẻ bú sữa công thức: Phân của trẻ thường có màu vàng nâu hay vàng nhạt, phân sệt hơn so với trẻ bú sữa mẹ, có thể lẫn hạt trắng, mùi có thể hơi thối.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối? Cách xử trí 1
Bình thường phân của trẻ sơ sinh sẽ có màu vàng nhạt và không có mùi thối nồng

Nguyên nhân gì khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối?

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối? Như đã trình bày ở trên, trẻ sơ sinh bú mẹ rất hiếm khi đi ngoài phân có mùi thối. Tuy nhiên, trong những tháng ở cữ, bé đi phân thối có thể do ảnh hưởng từ các loại thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh đang bị rối loạn tiêu hóa: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của trẻ bị suy yếu, trẻ bị tiêu chảy, mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột hoặc dị ứng với một thực phẩm nào đó thì phân sẽ có mùi thối.
  • Sử dụng kháng sinh: Nếu không may trẻ bị mắc bệnh nào đó cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, điều này cũng có thể khiến cho phân của trẻ có mùi thối bởi các loại thuốc kháng sinh cùng lúc vừa tiêu diệt vi khuẩn gây hại vừa tiêu diệt cả các vi sinh vật có lợi ở đường ruột của trẻ.
  • Trẻ không dung nạp được đường lactose: Điều này xảy ra ở những trẻ không tiêu hóa được đường lactose trong các sản phẩm sữa, trong đó bao gồm cả sữa công thức.
  • Trẻ mắc bệnh xơ nang: Đây là một bệnh lý nghiêm trọng gặp ở những trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc tổn thương tại phổi. Bệnh này khiến cho phân của trẻ bị thay đổi về màu sắc, tính chất chân cũng như có thể khiến phân của trẻ có mùi thối.
  • Trẻ bị nhiễm rota virus: Một trong những dấu hiệu ban đầu giúp nhận biết trẻ bị tiêu chảy do virus rota đó là phân của trẻ có mùi thối.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối? Cách xử trí 2
Sử dụng kháng sinh là nguyên nhân có thể gặp khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối

Khi các cha mẹ thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, đừng quá lo lắng, tốt nhất cho mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này. Và nếu như trẻ có những triệu chứng khác kèm theo như sốt, khóc nhiều, đau bụng, tiêu chảy… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để trẻ được thăm khám, tìm nguyên nhân nhân chính xác và có hướng xử trí kịp thời cho trẻ.

Trẻ sơ sinh đi ngoài mùi thối nguy hiểm hay không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối thường khiến không ít cha mẹ hoang mang, lo lắng và bối rối không biết phải xử trí như thế nào. Tuy nhiên, đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát xem trẻ có kèm theo các dấu hiệu khác hay không, từ đó đưa ra được hướng giải quyết kịp thời cho trẻ.

Nếu trẻ sơ sinh chỉ đi ngoài phân có mùi thối nhẹ, ngoài ra không có kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, trẻ vẫn bú tốt, ngủ ngoan, trẻ vẫn tăng cân đều đều thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Đây có thể chỉ là do chế độ ăn của mẹ chưa được khoa học ở những trẻ bú sữa mẹ hay do mẹ chọn sữa công thức chưa thật sự phù hợp với trẻ ở những trẻ uống sữa công thức khiến cho phân của trẻ có mùi thối.

Tuy nhiên, trong trường hợp phân của trẻ có mùi thối quá nồng, ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như sốt, nôn ói, tiêu chảy, phân nhầy máu… cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được các bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và xử trí kịp thời, tránh để lâu ngày có thể khiến tình trạng bệnh của các bé trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối? Cách xử trí 3
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối là một trong những tình trạng thường gặp

Cách xử trí như thế nào?

Để khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ: Đối với những trẻ bú mẹ, các thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tới mùi phân của trẻ. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, các mẹ cần ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, cùng với đó ăn nhiều rau củ quả, trái cây hay sữa chua để giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của cả mẹ cùng với bé được khỏe mạnh hơn.
  • Thay đổi sữa cho bé: Một số loại sữa không phù hợp với trẻ có thể khiến trẻ uống sữa công thức đi ngoài phân có mùi thối. Cha mẹ hãy thử đổi sữa cho trẻ, ưu tiên những loại sữa chứa đạm mềm và giàu lợi khuẩn nhé.
  • Giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Vi khuẩn có ở mọi nơi xung quanh chúng ta và có thể gây bệnh cho trẻ bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, tiệt trùng bình bú cho trẻ sau mỗi lần bú và vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên nhằm loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho trẻ.
  • Đưa trẻ đi khám sớm: Bên cạnh các giải pháp trên, khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn ói, quấy khóc, tiêu chảy, phân nhầy hay lẫn máu… cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho trẻ.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối? Cách xử trí 4
Mẹ tăng cường ăn rau củ quả và trái cây có thể cải thiện tình trạng đi ngoài ở trẻ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối cũng như nắm được những biện pháp xử trí cho trẻ. Đây là hiện tượng thường gặp nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng nguy hiểm, vì vậy cha mẹ cần quan sát các triệu chứng kèm theo ở trẻ để có hướng xử trí phù hợp và kịp thời. Chúc các bậc cha mẹ và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết bổ ích của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin