Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi thấy con đi ngoài có máu, nhiều bố mẹ lầm tưởng đó chỉ là biểu hiện thông thường do táo bón gây ra. Nhưng thực tế, việc trẻ đi ngoài ra máu rất có thể là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở trẻ nhỏ là do đâu?
Trẻ đi ngoài ra máu tuy là hiện tượng tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng không vì vậy mà bố mẹ trở nên chủ quan và lơ là. Bởi hiện tượng trên có thể đến từ nhiều nguyên do nguy hiểm khác nhau, ta cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý kịp thời và tốt nhất. Để biết thêm thông tin, mời các bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé!
Đây là hiện tượng khi trẻ đi ngoài có xuất hiện phân màu đen, đỏ đậm hay thậm chí là đỏ tươi, thỉnh thoảng trong phân có kèm theo bọt, đờm nhớt hoặc mùi hôi khác thường. Đó có thể là dấu hiệu liên quan đến một trong những bệnh về đường ruột. Chẳng hạn như trẻ có các triệu chứng sưng nóng hậu môn, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hay đau quặn bụng…
Đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Do đó, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, bố mẹ nên chú ý đến việc đại tiện của con. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng này kéo dài vì nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Tình trạng này xảy ra có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhẹ thì do nứt hậu môn, táo bón… Nặng hơn thì đó là dấu hiệu của các bệnh về đường ruột hoặc viêm đại tràng… Dù ở bất kì nguyên nhân nào, bố mẹ cũng cần trang bị thật tốt kiến thức khi chăm sóc trẻ để dễ dàng nhận biết sức khỏe của con em mình có đang trong tình trạng đáng báo động hay không. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ đi ngoài ra máu.
Táo bón là kẻ thù số một gây ra tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ. Nó khiến hậu môn của bé bị nứt hoặc trầy xước do phải dùng quá sức để rặn dẫn đến hiện tượng xuất huyết trong lúc đi ngoài. Nguyên nhân của việc táo bón có thể do bé uống không đủ nước, ăn ít rau, thường xuyên nhịn đi ngoài và tiểu tiện.
Lồng ruột là căn bệnh thường xuất hiện ở những trẻ dưới 2 tuổi, khi một phần ruột trong bụng bị lộn ngược và trượt sâu vào bên trong phần ruột gần đó. Các dấu hiệu thường thấy ở bệnh bao gồm trẻ trở nên quấy khóc thường xuyên và xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội, đau thắt từng cơn, nôn mửa và xuất huyết khi đi ngoài... Do đó, nếu bố mẹ không sớm phát hiện và khắc phục kịp thời các dấu hiệu trên sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Viêm đường ruột xảy ra do một số niêm mạc ruột bị viêm dẫn đến tình trạng rối loạn đường ruột. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở giai đoạn những năm đầu đời khi hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt. Triệu chứng điển hình của căn bệnh này không gì khác đó là việc trẻ đi ngoài ra máu.
Tiêu chảy do viêm nhiễm thường xảy ra do thay đổi môi trường sinh hoạt đột ngột hoặc sử dụng thực phẩm và nước uống bị ô nhiễm. Đây là căn bệnh phổ biến ở những trẻ đang độ tuổi mẫu giáo. Các triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện như đau bụng, sốt cao hay đi ngoài phân có máu.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ nhỏ, khiến bé phải đối mặt với tình trạng đi ngoài ra máu. Bệnh này có thể do vi khuẩn, virus hoặc do ký sinh trùng gây ra.
Các triệu chứng điển hình thường thấy ở bệnh kiết lỵ có thể kể đến như phân lỏng, phân có màu và đại tiện nhiều hơn 4 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể thấy trong phân của trẻ có thể xuất hiện dịch nhầy, bọt hơi và trẻ cảm thấy đau hậu môn khiến bé trở nên khó chịu, thường xuyên quấy khóc khi đi ngoài.
Chỉ một lượng máu nhỏ chảy ra cũng đủ để gây nguy hiểm cho sức khỏe của con em bạn. Nếu tình trạng bé bị mất máu quá nhiều trong thời gian dài, có thể dẫn đến sốc và thậm chí là tử vong. Vì vậy, khi phát hiện con yêu có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để tìm nguyên nhân và cách điều trị kịp thời:
Đặc biệt, nếu bé có dấu hiệu đi ngoài ra máu kèm sốt cao, đau bụng, nôn trớ liên miên... Thì rất có thể sức khỏe của bé có liên quan đến các vấn đề như xoắn ruột, lồng ruột hay thủng ruột… Bố mẹ cần nhanh chóng phát hiện kịp thời để giúp con yêu nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Trường hợp trẻ đi ngoài ra máu, bố mẹ trước hết cần bình tĩnh đưa bé đến những cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm, kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, từ đó biết được phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả cho bé.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú trọng hơn vào quá trình chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho bé bằng cách:
Trẻ đi ngoài ra máu vốn không phải là hiện tượng quá hiếm gặp. Tuy nhiên, với những thông tin hữu ích mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ trong bài viết hôm nay, hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ chú ý nhiều hơn trong quá trình chăm sóc con trẻ. Dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ nhưng nó vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con yêu. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại mà hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra, bố mẹ nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.