Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách xử lý khi người già bị sặc

Ngày 22/06/2023
Kích thước chữ

Có nhiều trường hợp khi người già ăn uống bị sặc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Vì thế, khi chăm sóc người già cần chú ý đến việc lựa cho thực phẩm và cách chế biến thức ăn. Vậy cách xử lý khi người già bị sặc là gì?

Cách xử lý khi người già bị sặc không phải ai cũng biết. Vì thế, trước khi tìm hiểu vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng là gì? Tác hại khi người già bị sặc như thế nào? Và cách ngăn ngừa sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Sặc là tình trạng gì?

Sặc là tình trạng hay gặp ở người già khi ăn uống. Tuy nhiên ở góc nhìn của y học, tình trạng sặc có tên gọi là viêm phổi hít hoặc viêm phổi sặc. Đây là hiện tượng phổi bị viêm nhiễm do một lượng khá lớn dị vật từ hầu họng xuống, hoặc từ dạ dày - thực quản trào ngược lên phổi. Các dị vật này có thể là thức ăn, nước uống, nước bọt, đờm, dịch tiết hầu họng, chất nhầy trong dịch vị

Hiện tượng sặc hay còn gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt có 2 nhóm chính, đó là:

  • Viêm phổi do sặc thức ăn, dịch tiết hầu họng… khi sặc vào phổi sẽ khiến phổi bị nhiễm trùng, gây tổn thương ở nhu mô phổi. Đây là loại thường gặp ở người già.
  • Viêm phổi kèm theo các tổn thương mà chủ yếu là do dịch vị trào ngược vào phổi. Loại viêm phổi này còn được gọi là hội chứng Mendelson.
Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách xử lý khi người già bị sặc 1
Sặc là tình trạng phổi bị viêm nhiễm có thể là do dịch vị trào ngược vào phổi

Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại khi người già bị sặc

Nguyên nhân

Để biết được cách xử lý khi người già bị sặc thì trước hết cần phải làm rõ nguyên nhân do đâu? Hiện tượng người già hay bị sặc còn gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt chủ yếu là do các dị vật như nước bọt, đờm, thức ăn hoặc dịch vị trào ngược… Những dị vật này sẽ tác động nên phản ứng viêm nhiễm, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tiến vào phổi. Ngoài ra, khi ăn uống không tập trung ăn, vừa ăn vừa xem hoặc nói chuyện thì rất dễ gây ra hiện tượng sặc.

Triệu chứng

Để nhận biết hiện tượng sặc rõ hơn trước khi có cách xử lý khi người già bị sặc thì qua những triệu chứng sau:

  • Triệu chứng rõ nhất của hiện tượng sặc đó là ho nhiều.
  • Xuất hiện tình trạng ho và sặc khi nuốt nước bọt hoặc khi đang ăn uống.
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng, người già vừa bị ho dữ dội vừa có các triệu chứng của suy hô hấp như: Mặt tím tái, thở khò khè, thanh môn bị co thắt. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị tử vọng nếu không được cấp cứu sớm.
Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách xử lý khi người già bị sặc 2
Ho nhiều, ho dữ dội là triệu chứng khi người già bị sặc

Tác hại

Ho khạc đờm vàng, khó thở, sốt, đau ngực là những biểu hiện viêm sau khi có một lượng thức ăn, chất tiết từ đường hô hấp… vào phổi. Trường hợp này, khi làm xét nghiệm máu sẽ thấy lượng bạch cầu, CRP và procalcitonin bị tăng cao, điều đó cho thấy có nhiễm khuẩn. Còn khi đi chụp cắt lớp lồng ngựa hoặc chụp X - quang sẽ cho ra kết quả đó là hình ảnh phổi bị tổn thương do viêm. 

Đối với trường hợp người già có hệ miễn dịch kém sẽ làm cho các triệu chứng của viêm phổi do rối loạn nuốt (rối loạn vận động thực quản), khi đó không dễ để phát hiện ra bệnh. Trường hợp nặng có thể gây ra những chứng bệnh hết sức nặng nề như viêm phổi sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi áp xe hoá, nặng hơn là suy hô hấp do hai bên phổi đã bị tổn thương lan rộng.

Cách xử lý khi người già bị sặc

Sau biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng thì có cách xử lý khi người già bị sặc như sau:

  • Kiểm tra thức ăn có tồn đọng trong hầu họng hay không.
  • Hầu họng và đường thở cần phải được làm thông thoáng, trong trường hợp có thể để cho người già bị sặc tự loại bỏ thức ăn tồn đọng trong hầu họng.
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng người già bị sặc có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường thở hoặc suy hô hấp. Với trường hợp này, cần phải có sơ cấp cứu ban đầu, sau đó đưa người bệnh đến ngay bệnh viện gần nhất để kịp thời cứu chữa.
Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách xử lý khi người già bị sặc 3
Người già bị sặc có thể là tình trạng nguy hiểm

Cách phòng ngừa người già bị sặc

Sau khi đã biết cách xử lý khi người già bị sặc thì mọi người cũng cần lưu ý một số điều để tránh người già bị sặc. Cụ thể như sau:

Cách nhận biết

Để ngăn ngừa tình trạng người già bị sặc, thì mọi người nên chú ý đến một số biểu hiện như: Ăn uống thường bị rơi vãi ra ngoài, chảy nước bọt, nhiều đờm, khó khăn trong việc nhai nuốt, ăn chậm… Đưa người già đi kiểm tra và ngay khi có thêm biểu hiện: Ho sặc khi nuốt, lúc đang nhai, giọng nói bị thay đổi, tốc độ nói sau khi ăn hoặc viêm phổi bị tái lại nhiều lần…

Cách chăm sóc người già

Khi chăm sóc người già, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không được nằm khi ăn uống, nên ngồi ăn.
  • Chỉ ăn uống khi người già trong trạng thái tỉnh táo, ăn uống chậm, ăn miếng nhỏ, uống hớp nước nhỏ hoặc dùng ống hút khi uống nước.
  • Cần để thức ăn ở phía môi và lưỡi mạnh, có thể dùng tay để hỗ trợ môi, hàm và cằm của người trong trường hợp họ khó mở miệng, không nói cười khi đang nhai nuốt.
  • Trước khi ăn, người già nên nuốt hoặc nhổ nước bọt ra khoảng 2 - 3 lần.
  • Cần tránh những ảnh hưởng gây mất tập trung như radio, tivi, nơi đông người.
  • Nên khuyến khích, động viên, tạo bầu không khí thoải mái, dễ chịu, vui vẻ cho người già trong quá trình ăn uống.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho người già sau ăn để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Nên lựa chọn những loại thực phẩm thích hợp với người già cũng là 1 cách để tránh tình trạng này.

Cách nấu thức ăn

Người già khi ăn uống thường hay bị sặc, vì thế khi nấu ăn cho người già thì thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, lỏng hoặc xay nhuyễn để bảo đảm an toàn khi nhai nuốt, dễ ăn. Ngoài ra không nên cho người già ăn những loại thức ăn khô, có kích thước lớn, các loại thức ăn khó nhai, dai hoặc loại thức ăn dễ dính vào răng, nướu… Bên cạnh đó, khi nấu thức ăn cho người già thì cũng phải chú ý đến các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tư thế chuẩn khi người già ăn

Tư thế chuẩn khi người già ăn gồm 3 loại, đó là:

  • Tư thế ngồi ăn: Người già nên ngồi sâu vào trong lòng ghế, ngồi thẳng, cùi chỏ của tay để ngang mặt bàn, chân buông lỏng và chạm đất, cơ thể cách bàn khoảng 5 cm.
  • Tư thế ngồi thẳng lưng trên giường: Nâng cao đầu giường lên 900, cho thêm cái gối để sau lưng.
  • Tư thế nằm ăn trên giường bệnh: Nâng cao đầu giường khoảng 60, đặt gối dưới hông bên liệt và bên liệt phải đặt cao gối hơn bên lành.
Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách xử lý khi người già bị sặc 4
Nâng cao đầu giường 90, cho thêm cái gối sau lưng để giúp người già ăn

Trên đây là những thông tin về hiện tượng sặc hay còn gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt, nguyên nhân, triệu chứng cũng như tác hại của nó. Hi vọng, qua bài viết này có thể giúp người đọc có cách xử lý khi người già bị sặc đối với tình trạng này. Hãy thường xuyên đưa người già đi khám để biết được tình trạng sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin