Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị nổi mề đay quanh miệng

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ

Nổi mề đay quanh miệng rất thường gặp ở trẻ em khiến bé khó chịu và gây lo lăng cho cha mẹ. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị như thế khi trẻ bị nổi mề đay quanh miệng?

Nổi mề đay quanh miệng là một triệu chứng bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này. Trong bài viết này, sẽ cung cấp cho mọi người thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh cũng như các chữa trị triệu chứng này.

Nổi mề đay quanh miệng ở trẻ

Tình trạng bị nổi mề đay quanh miệng ở trẻ là do các tế bào trong da trẻ tiết ra chất Histamine. Khi ấy, da sẽ xuất hiện các vết đỏ chi chít quanh vùng da ở miệng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi ngứa các bé thường dùng tay để chà xát lên mặt và như thế, các vết đỏ tiếp tục lan rộng đến môi rồi vào vòm họng, lưỡi. Từ đó, trẻ sẽ bị đau họng và không muốn bú sữa. Nhiệt độ cơ thể trẻ cũng tăng cao, quanh miệng sẽ chảy nhiều nước dãi hơn. Trong trường hợp này, mề đay quanh miệng thường sẽ tự lành hẳn sau ít ngày.

Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh miệng ở trẻ

Hệ miễn dịch của các bé vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ bị nổi mề đay. Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh miệng ở trẻ phổ biến như:

Do nước bọt thừa

Da trẻ khá mỏng manh và nhạy cảm nên khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt sẽ dễ bị kích ứng. Thêm vào đó, các bé thường có thói quen mút tay, liếm môi, chà xát lên mặt, đưa đồ chơi vào miệng,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho mề đay xuất hiện quanh vùng miệng. Nếu nước bọt tiết ra quá nhiều dễ gây tình trạng da bị nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh chốc lở.

Do bị nấm miệng

Theo kết quả của nhiều thống kê, cứ 10 trẻ thì có đến 3 trẻ nhỏ bị nổi mề đay có liên quan đến nấm miệng. Loại nấm men này có tên khoa học là Candida albicans thường có trong hệ tiêu hóa và miệng. Vì trẻ em có hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ nên dễ bị nấm men tấn công. Khi đó, các vết mẩn đỏ li ti xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Có trường hợp góc miệng của các bé bị nứt nẻ, còn lưỡi bị nổi lên các mảng trắng.

Nổi mề đay quanh miệng ở trẻ. Nổi mề đay quanh miệng ở trẻ

Do bị dị ứng

Một nguyên nhân khá phổ biến nữa đó là dị ứng. Trẻ có thể bị dị ứng bởi thức ăn trực tiếp tiếp xúc qua đường miệng. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị dị ứng do thuốc hoặc do vết côn trùng cắn. 

Do bị bệnh tay chân miệng

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện quanh vùng miệng của bé. Thêm vào đó, trẻ có thể bị các vết loét, nhiễm trùng ở miệng và ở cả chân tay. Nguyên nhân gây bệnh là do virus entero. Bệnh này có thể lây lan thành dịch nếu trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh trong lúc ho hoặc hắt hơi.

Do trớ sữa

Hiện tượng nổi mề đay quanh miệng cũng có thể xuất hiện do trớ sữa. Khi ấy, mẹ đã quên vệ sinh sạch sẽ cho vùng da quanh miệng. Vì thế, vết sữa trên miệng bé khi gặp vi khuẩn từ bên ngoài sẽ phát triển thành bệnh ngoài da.

Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh miệng ở trẻ. Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh miệng ở trẻ

Do bệnh viêm miệng đỏ

Biểu hiện ban đầu của các chứng bệnh như sởi, nhiễm khuẩn, thủy đậu, sốt phát ban,… là mề đay nổi ở miệng, môi, lưỡi, lợi,  quanh vùng má.

Cách điều trị chứng nổi mề đay quanh miệng tại nhà

Đối với các bé khi bị nổi mề đay quanh miệng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến sinh hoạt, ăn uống thường ngày gặp nhiều bất tiện. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu về cách chăm sóc phù hợp giúp bé dễ chịu hơn và tránh lây lan sang các vùng khác.

  • Vệ sinh miệng: Việc giữ gìn vệ sinh miệng cho trẻ rất cần thiết trong giai đoạn trẻ bị nổi mề đay quanh miệng. Ba mẹ cần dùng miếng gạc nhúng vào nước sôi để nguội rồi lau sạch miệng cho bé, cần lau bên ngoài và khắp mọi ngóc ngách trong miệng bé. 
  • Vệ sinh bình đựng sữa thường xuyên: Bình đựng sữa và dụng cụ pha sữa của trẻ cần được làm sạch bằng nước sôi thường xuyên. Vì nước sôi là môi trường tốt nhất giúp tiêu diệt sạch các vi khuẩn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng đừng quên làm sạch bầu vú trước và sau khi cho trẻ bú để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Lau sạch nước bọt của trẻ: Bố mẹ cần dùng khăn sạch để lau sạch các vết nước bọt xung quanh miệng để vùng miệng trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ. Tất nhiên, bố mẹ cũng nên dùng khăn sạch lau cả người cho bé. 
  • Bổ sung đủ nước cho trẻ: Việc uống thêm nhiều nước có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu đồng thời giúp làm dịu nhiệt độ bên trong cơ thể trẻ.
  • Cẩn thận với tác nhân gây dị ứng: Tùy theo tình trạng của từng bé, ba mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm có thể gây ra dị ứng như đậu phộng, gà, cua, tôm, mực,… Đặc biệt, trong quá trình nấu ăn, ba mẹ nên giảm lượng muối trong các món để giúp cơ thể hạn chế lượng natri vì natri sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng mề đay trên da bé.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ: Ba mẹ nên nấu các món ăn giàu chất xơ từ rau xanh cho trẻ. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ và bé cũng cần hạn chế các loại trái cây có nhiều axit như cam, quýt.
Bổ sung chất xơ từ rau xanh cho trẻ. Bổ sung chất xơ từ rau xanh cho trẻ
  • Cắt móng tay và chân: Móng tay, móng chân là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt mỗi khi bị ngứa ngáy, các bé sẽ dùng tay để gãi. Điều này, khiến tình trạng càng trầm trọng thêm. Vì thế, ba mẹ nên cắt móng ngắn lại và vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho trẻ.
  • Thường xuyên chơi đùa cùng trẻ: Trẻ em rất dễ phân tán sự chú ý. Vậy nên, ba mẹ cần thường xuyên chơi đùa với trẻ để giúp trẻ tạm quên đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến khám tại các địa chỉ uy tín. Dù nổi mề đay quanh miệng không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn cần chú ý đến tình trạng của bé. Bố mẹ cần chú ý chăm sóc cho bé và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin