Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn ở tai là tình trạng không phải quá phổ biến. Vì vậy, nhiều người thường bối rối khi gặp phải vấn đề về này. Hãy xem các bài viết dưới đây để biết về nguyên nhân gây ra mụn ở tai và cách khắc phục nhé!
Mụn bọc ở tai là một dạng mụn trứng cá nặng, không chỉ gây đau nhức mà còn để lại sẹo thâm sau khi mụn biến mất. Nếu không được điều trị, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Mụn trứng cá có thể mọc ở bên trong lỗ tai hoặc vành tai.
Mụn trứng cá bọc ở tai có thể do cơ thể không đủ nước khiến chức năng bài tiết, đào thải độc tố của thận bị suy giảm đáng kể. Ngoài ra, đây còn có thể do nhiễm trùng trong quá trình xỏ lỗ tai, viêm tai, thay đổi nội tiết tố, thói quen sờ tay lên tai và một số nguyên nhân khác.
Chủ quan và không chú ý vệ sinh tai khi tắm, rửa mặt là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc ở tai. Vệ sinh tai kém sẽ khiến tai dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, dầu tích tụ lâu ngày hoặc thường xuyên dùng tay bẩn chạm vào tai cũng là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện và phát triển.
Tai bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố gây ra. Viêm tai giữa có thể hình thành nếu bạn sử dụng bông ngoáy tai bị nhiễm khuẩn hoặc tắm, bơi trong nước bị ô nhiễm. Dấu hiệu của bệnh viêm tai là sưng tấy ống tai, nổi nhiều mụn, cảm giác đau nhức, khó chịu.
Làn da phản ánh rõ ràng sự thay đổi nội tiết tố. Ở vùng tai, mụn nước có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị rối loạn nội tiết tố. Vì vậy, phụ nữ dậy thì, phụ nữ mang thai, vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc bước vào thời kỳ tiền mãn kinh rất dễ nổi mụn.
Có nhiều trường hợp sau khi xỏ lỗ tai bị nhiễm trùng. Biểu hiện là vùng sụn vành tai sưng tấy, đau nhức kéo dài. Ngoài ra, một số người cơ địa không tốt cũng mất nhiều thời gian hơn để lành vết thương. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa sẹo lồi, cần vệ sinh tai kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn về tai.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những nguyên nhân khác khiến tai nổi mụn như, lượng dầu nhờn tiết ra ở tai nhiều, chạm vào tai bằng tay bẩn, không thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm, căng thẳng, stress quá mức.
Theo các chuyên gia da liễu, vành tai là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Trong khi mụn trên tai rất ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì được che khuất bởi tóc, nhưng đối với các mụn lớn, sưng tấy, mưng mủ có thể dẫn đến nhiễm trùng các mạch máu ở khu vực này.
Hơn nữa, phương pháp chẩn đoán mụn dựa trên face mapping cho biết vị trí của mụn phản ánh tình trạng bệnh lý của mỗi người vì mỗi vị trí đều liên quan đến một cơ quan nội tạng nhất định. Theo lý thuyết này, mụn trong tai là do thận bị mất nước, suy giảm chức năng và hoạt động quá tải. Mụn sau tai có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như u nang tuyến bã, dày sừng tiết bã, ung thư biểu mô tế bào đáy, khe hở, sẹo lồi.
Vì tai là vùng nhạy cảm nên mụn ở tai cần được xử lý tốt. Các phương pháp điều trị mụn trứng cá bọc ở tai bao gồm:
Bạn có thể áp dụng những cách trị mụn nhọt ở tai đơn giản sau:
Đối với mụn trứng cá nặng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc có chiết xuất từ vitamin A tại chỗ, chẳng hạn như retinoids.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoạt động trên mô da, chẳng hạn như doxycycline, minocycline và clindamycin. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những loại thuốc kháng sinh này sẽ dần trở nên kém hiệu quả do tình trạng kháng kháng sinh. Trong một số trường hợp, nếu nhọt có mủ và gây đau dữ dội, bác sĩ có thể phải rạch một đường nhỏ và dẫn lưu.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng mụn trứng cá bọc ở tai và cách điều trị, phòng tránh. Nổi mụn ở vùng tai tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái. Vì vậy, khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần phải cần có hướng xử lý ngay để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nếu xuất hiện mụn trứng cá gây đau đớn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức từ bác sĩ da liễu.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.