Vấn đề tụt lợi trong quá trình niềng răng là một trong những biến chứng có thể xảy ra. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đối với thẩm mỹ và một số bệnh lý cho sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng là gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Những điều cần biết về tụt lợi khi niềng răng
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là một trong những bệnh lý về răng miệng mà khá nhiều người gặp phải. Nó làm cho chân răng của bạn bị lộ rõ và khiến cho quá trình ăn uống bị ê buốt. Về lâu dài có thể gây tổn thương đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể của bạn, nhất là trong khi niềng răng.
Dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng
Một số dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng mà bạn cần biết như sau:
-
Răng bị chảy máu trong quá trình đánh răng hoặc vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa.
-
Nướu răng có dấu hiệu bị thu hẹp lại, lộ ra phần thân răng.
-
Hơi thở có mùi, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy.
-
Nướu răng bị sưng và có màu đỏ như máu.
-
Răng có dấu hiệu bị yếu dần đi hoặc lung lay nhẹ.
-
Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh răng sẽ nhạy cảm và có dấu hiệu ê buốt.
Các dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Tụt lợi có ảnh hưởng đến quá trình niềng răng hay không?
Dựa vào dấu hiệu tụt lợi trên răng, chúng ta có thể xác định được vấn đề của răng miệng và đưa ra những giải pháp đúng nhất. Vậy tụt lợi khi niềng có gây ra nguy hiểm và ảnh hưởng gì hay không?
-
Bị mất răng vĩnh viễn: Những mô xung quanh chân răng bị suy yếu khiến cho răng bị lung lay và dễ rụng. Răng yếu đi cũng là một trong những dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng, khi đó phải nhanh chóng điều trị để tránh ảnh hưởng xấu về sau.
-
Răng yếu đi, tăng độ nhạy cảm và thường xuyên cảm thấy đau răng: Phần chân răng bị lộ ra bên ngoài, ngà răng sẽ không được bảo vệ tuyệt đối và trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi ăn những món chua, nóng hoặc lạnh khiến cho răng bị ê buốt và khó chịu. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng mòn răng.
-
Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng dài và to, mất đi sự cân bằng. Điều này khiến cho nụ cười mất đi tính thẩm mỹ và làm cho bạn ngại giao tiếp hơn.
-
Một số bệnh lý về răng miệng: Khi xảy ra hiện tượng tụt lợi dẫn đến kẽ chân răng bị thưa, các mảnh vụn bám vào và gây ra một số bệnh lý như viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,...
Niềng răng là giải pháp điều chỉnh lại tình trạng răng
Nguyên nhân khiến cho răng bị tụt lợi khi niềng
Trong quá trình niềng răng nếu xuất hiện tình trạng tụt lợi bạn nên nhanh chóng đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra định kỳ và cho biết về những
nguyên nhân gây tụt lợi chân răng để có cách phòng tránh. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo.
-
Cao răng bám quá nhiều: Một trong những nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng chính là các mảng bám cao răng dính quá nhiều. Vấn đề vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn và gây ra các hậu quả về sau cho răng. Đây là môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển.
-
Vệ sinh răng sai cách: Đánh răng mạnh hoặc chà xát vào chân răng sẽ khiến cho nướu răng bị tổn thương, sưng viêm và chảy máu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho răng miệng bị ảnh hưởng và giảm sức khỏe.
-
Bệnh lý về răng miệng: Để hạn chế các dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng cần chăm sóc sức khỏe răng miệng cho đúng cách. Kiểm tra răng miệng và trị dứt điểm các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy răng,... trước khi niềng răng.
-
Lực siết mắc cài không đúng: Khi siết mắc cài không đúng cách có thể gây ra tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Khi được siết quá mạnh sẽ khiến cho răng bị lung lay, áp lực lên nướu và gây hậu quả nghiêm trọng đến răng về lâu dài.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến răng bị tụt lợi khi niềng
Phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng
Để phòng ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn cần một số lưu ý sau đây:
-
Quan tâm đến vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng các loại bàn chải chuyên dụng.
-
Nên súc miệng bằng các loại nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn ở các kẽ răng, ngăn ngừa cao răng.
-
Có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Không dùng quá nhiều thực phẩm có chứa đường.
-
Thực hiện quá trình lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Hạn chế mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.
-
Thực hiện niềng răng tại các địa điểm nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và trình độ, trang thiết bị máy móc hiện đại.
Một số giải pháp phòng ngừa tụt lợi trong quá trình niềng răng
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin liên quan đến dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng cũng như một số biện pháp phòng ngừa, giúp bạn nâng cao sức khỏe răng miệng và không phải quá lo lắng đến các vấn đề về răng.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp