Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạ đường huyết do hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Do vậy, cần có biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết hiệu quả cho người bệnh.
Tình trạng hạ đường huyết gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng làm việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân của sự mất cân bằng này là gì? Có thể là những nguyên nhân sau đây:
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không bị hạ đường huyết nếu như không có mắc phải những nguyên nhân trên. Vì tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà bạn có thể bị mắc bệnh hay không, phải đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn thêm.
Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ
Nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng thuốc, bao gồm Insulin và các thuốc uống điều trị tiểu đường khác. Ngoài ra, nếu bác sĩ hướng dẫn áp dụng chế độ ăn nghiêm khắc hoặc bạn đã tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Hãy cố gắng tuân thủ đúng chế độ ăn đã được thiết lập chính xác cho bạn để tránh biến chứng cho bệnh hạ đường huyết và giúp ổn định đường huyết suốt cả ngày.
Kiểm tra đường huyết đều đặn
Đây là biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết quan trọng. Người bị tiểu đường nên kiểm tra đường huyết ít nhất 1 lần/ngày, tốt nhất là ngay khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi ăn. Bạn nên tạo thói quen ghi chép lại chỉ số có ngày giờ và kết quả kiểm tra đường huyết. Tốt nhất, để theo dõi nồng độ đường huyết bằng máy đo đường huyết thì bạn cần mua đầy đủ các phần của máy đo hạ đường huyết để kiểm tra như: lưỡi trích để chích vào ngón tay, que thử tương thích và bông tẩm cồn tiệt trùng (để tiệt trùng ngón tay trước khi chích). Các bước kiểm tra nồng độ đường huyết:
Ăn 3 bữa chính và có thể thêm 2 bữa nhẹ mỗi ngày
Bạn nên ăn đủ 3 bữa chính và thêm 2 bữa ăn phụ trong ngày để đảm bảo tính thường xuyên, đều đặn nạp đủ calor cho cơ thể. Nên sắp xếp thời gian sao cho khoảng cách giữa bữa chính và bữa ăn nhẹ cách đều nhau hoặc chỉ bỏ một bữa nhẹ hay ăn muộn hơn bình thường có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Hạn chế tiêu thụ caffeine
Việc tránh uống quá nhiều đồ uống và thực phẩm chứa hàm lượng caffeine cao: cà phê, trà và nhiều loại soda sẽ là biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết tốt nhất. Bởi caffeine có thể gây ra triệu chứng tương tự hạ đường huyết, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Luôn mang theo món ăn nhẹ
Nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết thì việc phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách mang theo món nhẹ bên mình rất hiệu quả. Những thực phẩm tiện lợi và tốt cho sức khỏe gồm có phô mai sợi, các loại hạt, sữa chua, hoa quả và sinh tố.
Hạ đường huyết hay đường huyết thấp xảy ra khi nồng độ đường huyết sụt giảm thấp hơn mức bình thường. Do vậy, nếu thấy bản thân hay có các triệu chứng mệt mỏi, người run rẩy tay chân muốn lả đi thì bạn phải nắm rõ nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.