Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị ngứa nổi mụn nước

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ

Tình trạng bà bầu bị ngứa nổi mụn nước xảy ra là do sự thay đổi của nội tiết tố. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng ngứa ngáy khiến cho các mẹ vô cùng khó chịu và có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi đã nhận biết rõ nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ngứa nổi mụn nước, chúng ta sẽ có được phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa nổi mụn nước

Tình trạng ngứa ngáy ở bà bầu trong thời gian mang thai có thể là do sự thay đổi của hormone estrogen trong cơ thể. Nhất là vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng nhanh và khiến cho các vùng da tại đùi, ngực, bụng bị giãn và căng ra. Từ đó sẽ khiến da của mẹ bị ngứa ngáy. Bên cạnh đó, mẹ bầu từng có tiền sử mắc các bệnh về da hay dị ứng cũng có khả năng cao bị ngứa khi mang thai.

Nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị ngứa nổi mụn nước1 Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước gây ra triệu chứng rất khó chịu

Ngứa ngáy kèm theo sự xuất hiện của mụn nước là do sự tăng tiết bã nhờn và tăng thân nhiệt khi mẹ bầu bị thay đổi nội tiết tố. Chất androgen khi tăng tiết sẽ khiến cho bã nhờn ở trên da tăng lên và gây ra mụn. Mụn thường xuất hiện vào những tháng đầu khi mẹ mang thai và có xu hướng giảm dần sau đó.

Mẹ bầu bị ngứa nổi mụn nước là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngứa ngáy và nổi mụn nước trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã mắc phải một số bệnh lý về da liễu như:

  • Rôm sảy: Rôm sảy cũng có thể xuất hiện khi mẹ đang có bầu. Bệnh gây ra những nốt mụn li ti ở trên da của mẹ kèm theo đó là sự xuất hiện của triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. 
  • Viêm nang lông: Viêm nang lông thường gây ra mụn nước. Mụn mọc nhiều tại các vị trí như nửa lưng trên, vùng vai, ngực, bụng, cánh tay… Thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ chính là lúc mà chứng viêm nang lông xuất hiện.
  • Viêm da bọng nước: Vào tuần thứ 20 đến 21 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy có sự xuất hiện của các mảng mụn nước, mề đay mọc ở xung quanh đùi và rốn. Sau đó, những mụn nước này sẽ lan sang vùng bàn chân, bàn tay và bụng…. gây ngứa ngáy khó chịu. 

Cách xử lý khi bà bầu bị ngứa nổi mụn nước

Nhiều người thường có thói quen gãi khi bị ngứa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho tình trạng ngứa xảy ra nặng hơn. Để hạn chế thói quen hay gãi, mẹ bầu có thể áp dụng các cách như sau:

  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và tránh xa những yếu tố khiến cho da dễ bị kích ứng như mỹ phẩm…
  • Tăng cường bổ sung trái cây và rau tươi để cung cấp hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cường uống thêm nhiều nước và vận động nhẹ nhàng nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn. 
  • Không nên tự ý sử dụng kem trộn, kem pha chế hay các loại thuốc được kê đơn dành cho người không mang thai. 
  • Không được tự ý nặn cạy nốt mụn đang còn non.
Nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị ngứa nổi mụn nước2 Mẹ bầu cần chú ý chăm sóc da khi đang bị nổi mụn nước

Một số mẹo chữa nổi mụn nước ở bà bầu

Để chữa nổi mụn nước ở bà bầu, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Sử dụng nha đam

Chất dịch được tiết ra từ nha đam có tác dụng làm giảm các triệu chứng của mụn nước và một số bệnh về da liễu như phát ban, viêm da dị ứng...

Để chữa mụn nước với nha đam, bạn cần chuẩn bị lá nhan đam tươi và 1 quả chanh. Bạn cắt lấy ¼ lá nha đam rồi tách bỏ phần vỏ để lấy phần gel bên trong, chanh cắt lát mỏng. Sau đó, bạn hãy bỏ gel và chanh vào trong máy xay sinh tố để xay nhuyễn ra. Khi thu được hỗn hợp, bạn hãy dùng hỗn hợp để thoa lên vùng da bị nổi mụn nước trong thời gian từ 15 đến 20 phút nhé. 

Dùng muối biển chữa nổi mụn nước ở bà bầu

Để chữa mụn nước, bà bầu có thể tận dụng muối biển sẵn có trong bếp. Theo một số nghiên cứu cho thấy, môi trường bazơ mạnh mà muối biển tạo ra sẽ có thể khiến cho các loại vi khuẩn gây tắc nang lông bị chết. Nhờ vậy mà muối biển sẽ có khả năng chữa mụn nước li ti khá tốt. 

Mẹ bầu sử dụng dung dịch từ nước muối biển để tắm có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị những nốt mụn nước li ti ở trên da. Trong lúc tắm, mẹ có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu để tăng cường dưỡng chất thêm cho da.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần tắm qua một lần bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, mẹ hãy dùng dung dịch từ nước muối để lau nhẹ khắp cơ thể, nhất là những khu vực bị nổi mụn nước. 

Giấm táo chữa mụn nước

Sử dụng giấm táo chữa mụn nước có tác dụng loại bỏ dầu nhờn ở trên da, giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng và triệt tiêu các tác nhân gây nổi mụn nước. 

Nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị ngứa nổi mụn nước3 Sử dụng giấm táo chữa mụn nước là cách bạn có thể áp dụng để chữa mụn nước

Cách sử dụng giấm táo chữa mụn nước được thực hiện rất đơn giản. Theo đó, mẹ hãy pha giấm táo và nước với tỷ lệ là 1:3. Sau khi khuấy dung dịch, mẹ hãy dùng bông gạc y tế để thấm dung dịch và lau nhẹ trên vùng da bị nổi mụn nước. Với ưu điểm khá lành tính và không gây kích ứng, mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng giấm táo. 

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là tình trạng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, nếu như nhận thấy các nốt mụn không có xu hướng thuyên giảm dù đã áp dụng đủ mọi cách tại nhà, mẹ nên thăm khám bác sĩ để khắc phục triệt để bệnh lý nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin