Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Nguyên nhân và cách xử lý khi da mặt bị dị ứng bụi vải

Ngày 12/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xã hội hiện đại hóa - công nghiệp hóa, các công trình, nhà máy xí nghiệp mọc lên như nấm giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng đi kèm với đó cũng có khá nhiều hệ lụy như phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong đó phải kể đến việc bụi vải, bụi bẩn… từ các nhà máy thải ra một lượng lớn gây hại cho hệ hô hấp, kích ứng làn da,...

Mặt trái của một nền công nghiệp phát triển là ô nhiễm môi trường, tùy vào cơ địa và phạm vi tiếp xúc mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn… cũng như nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả.

Dị ứng bụi là gì?

Bụi tồn tại dưới dạng thể rắn có đường kính cực kỳ nhỏ, có thể bay lơ lửng trong không khí hoặc tích tụ tại một nơi nào đó, chính vì kích thước nhỏ nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, rất nguy hiểm.

Bụi đến từ nhiều nguồn khác nhau như nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng, từ phương tiện đang lưu thông trên đường, từ khói thuốc, các đám cháy hay ngay cả trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Những người nhạy cảm hay sống và làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn thì khả năng mắc dị ứng rất cao gây ra các triệu chứng viêm nhiễm da, mẩn ngứa, mề đay…

Da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn, nguyên nhân và cách xử lý 1

Các công nhân trong nhà máy may mặc bị bủa vây bởi bụi vải xung quanh

Triệu chứng của da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn cụ thể là:

  • Da mặt sưng tấy, mẩn đỏ, nổi mề đay.
  • Ngứa mắt, mũi, miệng.
  • Thường xuyên hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng.
  • Chảy nước mắt, đổ ghèn.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Ho khan, ho dai dẳng, ho có đờm, nhiều trường hợp nặng còn nhức đầu, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn.

Da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn, nguyên nhân và cách xử lý 2

Mặt sưng tấy, mụn nổi nhiều là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh dị ứng

Các loại bụi dễ gây dị ứng

Môi trường xung quanh chúng ta tồn tại khá nhiều loại bụi có kích cỡ từ nhỏ đến siêu nhỏ bay lơ lửng trong không khí, tác động không nhỏ đến cuộc sống sức khỏe của con người.

  • Bụi vải: Những nhà máy công ty may mặc hằng ngày thải ra một khối lượng bụi vải khá lớn khiến cho công nhân tại nhà máy và những hộ dân xung quanh đó phải đối mặt với các triệu chứng như dị ứng da mặt, viêm da, viêm đường hô hấp, nổi ban…
  • Bụi gỗ: Tại các nhà máy, xưởng gỗ các công nhân hằng ngày phải hít thở trong môi trường bụi gỗ với một lượng khá lớn gây ra các triệu chứng như viêm da mặt, ngứa ngáy, viêm đường hô hấp
  • Bụi sinh hoạt: Không chỉ ở các nhà máy xí nghiệp mới có bụi mà ngay trong môi trường nhà ở cũng tồn tại khá nhiều bụi tạp khuẩn như nấm mốc, lông động vật, bụi mịn… nếu không được lau chùi, dọn dẹp thường xuyên cũng gây nên ngứa ngáy, viêm da, ho, hắt hơi…
  • Bụi phấn: Ngày nay vẫn còn nhiều trường học sử dụng phấn để viết và bụi phấn là một trong những loại bụi vô cùng nguy hiểm, hít thở thường xuyên rất dễ bị viêm xoang nặng, viêm phế quản…
  • Phấn hoa: Những ai sống ở vùng quê sẽ dễ cảm nhận bụi từ phấn hoa cây cỏ dại, côn trùng rõ nhất, bụi phấn hoa khá nhỏ, nhẹ dễ phát tán nhờ gió, khi hít phải bụi này thường gây hắt hơi, viêm da, viêm xoang, viêm mũi, mề đay

Da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn, nguyên nhân và cách xử lý 3

Bụi có mặt ở khắp mọi nơi và đang ngày ngày đe dọa sức khỏe con người

Cách xử lý khi da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn

Khi xác định được nguyên nhân gây dị ứng, loại dị ứng và căn cứ vào thể trạng của mỗi người mà có cách chữa trị phù hợp và hiệu quả.

  • Đi khám bác sĩ: Việc cần thiết là nên đi tới phòng khám da liễu uy tín để bác sĩ thăm khám và có phác đồ chữa trị phù hợp với làn da của bạn, tuyệt đối không tự tiện mua thuốc về bôi.
  • Sử dụng thuốc uống: Bạn sẽ được các bác sĩ kê những loại kháng sinh uống như cetirizine, fexofenadine, dạng xịt như olopatadine… để hạn chế trình trạng hắt hơi, sổ mũi, viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc bôi: Bụi vải thường làm cho da mặt sần sùi, nổi mụn, mẩn ngứa nên ngoài các loại kháng sinh đường uống thì bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc bôi nhằm trị mụn, viêm da, giảm sưng tấy mẩn đỏ.
  • Làm sạch da: Bước cần thiết không kém là rửa mặt bằng nước lọc, nước muối loãng nhằm loại bỏ hết bụi vải, bụi bẩn bám trên da, sau đó chườm đá lạnh để làm giảm sưng đỏ, ngứa ngáy.
  • Đắp mặt nạ nha đam: Lấy một khúc nha đam lọc phần cơm bên trong để đắp lên mặt khoảng 10 đến 15 phút, nha đam sẽ giúp da thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng tấy.
  • Cấp ẩm: Lớp màng ẩm bên ngoài da có tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa da dưới các tác nhân gây hại nên việc cần thiết lúc này là phải nhanh chóng cấp ẩm cho da nhằm cải thiện các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, mụn…
  • Sử dụng kem Yoosun rau má: Đây là một loại kem được chiết xuất từ rau má, vitamin E cùng các hoạt chất lành tính có khả năng dưỡng ẩm, xoa dịu các cơn mẩn ngứa, ngăn ngừa mụn, hạn chế lây lan và làm lành các tổn thương trên da cực kỳ an toàn và hiệu quả.
  • Uống nước ép: Việc tăng cường bổ sung vitamin dưỡng chất bằng các loại nước ép cũng là một cách giúp da khỏe hơn, săn chắc hơn, hạn chế viêm nhiễm, thanh lọc cơ thể.
  • Lọc sạch không khí: Xung quanh nơi ở nên trang bị các thiết bị máy lọc khí, bụi mịn, bụi vải để làm cho môi trường sống sạch sẽ.

Da mặt bị dị ứng bụi vải, bụi bẩn, nguyên nhân và cách xử lý 4

Đắp nha đam sẽ là một cách tuyệt vời giúp hạn chế những triệu chứng của dị ứng bụi vải

Ngày nay, rất khó để tránh được việc dị ứng bụi vải bụi bẩn nếu bạn làm việc và sinh sống ở gần những khu công nghiệp lớn, vì thế hãy trang bị thêm cho mình kiến thức về vấn đề này để nhận biết và xử lý, chữa trị hiệu quả khi phải đối mặt với nó. Chúc các bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một làn da đẹp săn chắc.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin