Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Để làm giảm triệu chứng và cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh phải liên tục phối hợp điều trị theo phác đồ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và chăm sóc cẩn thận tại nhà. Vậy phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp tiêu chuẩn cho bệnh như thế nào?
Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh tự miễn gây tổn thương khớp và ngoài khớp không kiểm soát được, có thể xảy ra ở nhiều vị trí với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Điều trị viêm khớp dạng thấp khá phức tạp nên người bệnh chủ yếu được điều trị để làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về cách điều trị.
Những điều cần biết trước khi điều trị viêm khớp dạng thấp
Để hiểu phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, trước tiên cần có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này.
Nhận định chung về viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn biểu hiện ở các tổn thương khớp, ngoài khớp và toàn thân gây đau, sưng, đỏ, khó chịu. Bệnh ảnh hưởng xấu đến khớp và làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Vì đây là một tình trạng mãn tính, phức tạp không có nguyên nhân rõ ràng nên việc điều trị cần một quá trình lâu dài. Đặc biệt, người bệnh nên thực hiện điều trị tích cực ngay từ đầu, tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với lối sống khoa học.
Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Tùy theo mức độ viêm nhiễm của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp. Để xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào một số nguyên tắc như sau:
Đảm bảo bệnh nhân được điều trị, theo dõi toàn diện, tích cực, lâu dài và thường xuyên.
Sử dụng các thuốc chống thấp khớp cơ bản hoặc DMARD thông thường để giúp ổn định bệnh và kéo dài thời gian điều trị.
Sử dụng thuốc sinh học DMARD để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Trong đó, các thuốc phổ biến là kháng interleukin 6, kháng TNFα, kháng lympho B. Thuốc được chỉ định cho các bệnh nhân kháng hoặc không đáp ứng với các thuốc DMARD thông thường cho trường hợp bệnh nặng.
Thuốc điều trị, thuốc sinh học trước khi sử dụng phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và thực hiện đúng quy trình.
Để giảm bớt tổn thương việc kiểm soát các triệu chứng sẽ cần dùng thuốc giảm đau và chống viêm. Đồng thời, bác sĩ phải ngăn chặn tình trạng viêm cấp tính và bảo tồn khả năng vận động của bệnh nhân.
Hiệu quả điều trị và phục hồi khả năng vận động sẽ tăng lên nếu sử dụng DMARD kết hợp với vật lý trị liệu, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hợp lý và các liệu pháp thay thế như chườm lạnh, xoa bóp,…
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Điều trị triệu chứng
Các triệu chứng điển hình là đau, viêm, giảm khả năng vận động. Những triệu chứng này sẽ cải thiện khi điều trị bằng:
Thuốc kháng viêm không steroid: Ưu tiên hàng đầu là thuốc chống viêm ức chế COX 2 chọn lọc, có thể sử dụng lâu dài, an toàn và ít tương tác. Tuy nhiên, trong trường hợp không đáp ứng hoặc không thể sử dụng thì có thể thay thế bằng thuốc chống viêm không chọn lọc nhưng cần theo dõi bệnh và ngăn ngừa tác dụng phụ.
Corticosteroids: Thuốc này thường được chỉ định để sử dụng ngắn hạn trong các đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính hoặc để giảm triệu chứng tạm thời trong khi chờ các loại thuốc khác. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh có thể sử dụng corticosteroid nhưng không thể sử dụng liều cao trong thời gian dài nên đây không phải là phương pháp phù hợp để điều trị lâu dài.
Điều trị bằng thuốc chống thấp
Mặc dù các phương pháp điều trị trên có hiệu quả cải thiện triệu chứng nhưng bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc chống thấp khớp để cản trở sự tiến triển của bệnh. Nếu được sử dụng hiệu quả, những loại thuốc này sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, cho phép điều trị lâu dài hiệu quả.
Thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng là DMARD nồng độ thấp hoặc cao tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Thông thường, các dạng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng không đáp ứng với DMARD truyền thống mà phải kết hợp với DMARD sinh học. Bệnh nhân có thể không đáp ứng với DMARD sinh học đời đầu, sau 3 đến 6 tháng đánh giá thì có thể thay đổi.
Điều trị phối hợp
Trong trường hợp viêm khớp dạng thấp, ngoài việc sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và tiến triển bệnh, người bệnh cần điều trị kết hợp:
Vận động chống teo cơ, dính khớp: Khi xuất hiện viêm khớp dạng thấp cấp tính có thể xảy ra tình trạng co rút các gân, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này bệnh nhân phải cho khớp nghỉ ngơi nhiều hơn, tư thế thích hợp là tư thế cơ năng và động tại khớp. Ngoài ra, cần tập thể dục để tránh tình trạng co rút gân, dính khớp và teo cơ ngay khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhưng không nên tập quá sức.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện các triệu chứng và khả năng vận động của khớp.
Phẫu thuật chỉnh hình: Nếu khớp bị biến dạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp nhân tạo, cắt xương trục để cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Sản phẩm hỗ trợ vận động khớp: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cải thiện khả năng vận động của khớp tốt hơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Phòng ngừa và điều trị biến chứng
Do sử dụng thuốc để điều trị nên nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp gặp phải các tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng. Cần can thiệp điều trị sớm để tránh bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chế độ ăn uống và dinh dưỡng, từ đó làm bệnh viêm khớp dạng thấp trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe khác cần lưu ý như:
Trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục và duy trì lâu dài, ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện. Hy vọng với thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp trên đây giúp người bệnh yên tâm điều trị và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.