Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhận biết biểu hiện trĩ ngoại độ 3 và phương pháp điều trị

Ngày 11/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trĩ ngoại độ 3 là một trong các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại, một bệnh lý liên quan đến sự phình to và sưng của các đám mạch máu ở hậu môn và xung quanh hậu môn. Ở giai đoạn này, búi trĩ sẽ bị đẩy ra ngoài khi người bệnh rặn, tuy nhiên không tự co lại vào bên trong hậu môn mà cần phải dùng tay để đẩy vào. Điều này có thể gây ra sự không thoải mái và đau đớn cho người bệnh, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động như đi đứng và vận động mạnh.

Bệnh trĩ ngoại thường có các biểu hiện dễ nhận biết nhưng cũng thường dễ bị nhầm với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ. Hãy cùng tìm hiểu rõ cách nhận biết biểu hiện trĩ ngoại độ 3 và phương pháp điều trị trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Các thói quen hàng ngày hoặc tác động tiêu biểu đang gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm:

Thói quen ít vận động, ngồi lâu, đứng lâu, và mang vác nặng: Việc ít vận động và thường xuyên ngồi hoặc đứng lâu có thể tạo áp lực lên các mạch máu xung quanh hậu môn, góp phần vào sự hình thành của bệnh trĩ.

nhan-biet-bieu-hien-tri-ngoai-do-3-va-phuong-phap-dieu-tri 1.jpg
Việc ít vận động và thường xuyên ngồi góp phần gây nên bệnh trĩ

Táo bón kéo dài: Táo bón là tình trạng phân khô cứng gây khó khăn khi đi cầu. Việc rặn nhiều để điều này có thể tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch trĩ, gây ra bệnh trĩ.

Thói quen ăn uống thiếu chất xơ và nhiều đồ cay nóng: Thực phẩm thiếu chất xơ và cay nóng như rượu, bia, ớt, tiêu có thể gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Thói quen hàng ngày không tưởng như ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam: Những thói quen này có thể tạo áp lực lên hậu môn và các mạch máu xung quanh, góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ.

Mắc các bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp: Các bệnh này thường đi kèm với tình trạng khí yếu, gây ra nguy cơ mắc bệnh trĩ theo quan điểm đông y.

Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ: Trong quá trình mang thai, tăng trọng lượng của thai nhi và áp lực từ tử cung có thể gây ra sự chèn ép lên các tĩnh mạch xung quanh, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cũng trong quá trình sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn cũng có thể gây tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Phân biệt cấp độ bệnh trĩ ngoại

Không phân biệt cấp độ cho trĩ ngoại, chỉ có trĩ nội mới được phân loại theo độ nặng. Khi bạn gặp các triệu chứng của bệnh trĩ, việc chảy máu ít hoặc nhiều khi đi tiêu cũng không thể đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Để được tư vấn và điều trị đúng cách, bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và được tư vấn tình trạng bệnh cụ thể.

nhan-biet-bieu-hien-tri-ngoai-do-3-va-phuong-phap-dieu-tri 2.jpg
Đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và được tư vấn

Đối với trĩ nội, việc phân độ được thực hiện dựa trên thông tin từ lịch sử bệnh và thường chia thành 4 độ:

  • Độ 1: Trĩ cường tụ, có thể gây ra chảy máu khi đi tiêu (nội dung trĩ chỉ nổi lên trong ống hậu môn).
  • Độ 2: Trĩ sa ra khi rặn, tự co lại sau khi đi tiêu.
  • Độ 3: Trĩ sa ra khi rặn, nhưng không tự co lại được, phải dùng tay đẩy lên.
  • Độ 4: Trĩ sa ra thường xuyên, có thể kèm theo tắc mạch.

Việc phân loại này giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và hướng dẫn việc điều trị phù hợp.

Nhận biết biểu hiện trĩ ngoại độ 3

Trĩ ngoại độ 3 được hiểu là bệnh trĩ ngoại ở gian đoạn nặng và đã phát triển thời gian dài. Ở giai đoạn này, bệnh trĩ bắt đầu nghiêm trọng và tiến triển một cách nhanh chóng. Búi trĩ bị đẩy ra ngoài khi rặn nhưng không tự co lại vào bên trong hậu môn mà phải dùng tay để đẩy trở lại. Máu tích tụ trong búi trĩ có thể phun ra khi đi tiêu. Búi trĩ bị các mẩu phân và chất nhầy từ hậu môn bám vào, gây ngứa và khó chịu. Việc lau vệ sinh liên tục để giảm ngứa chỉ làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cảm giác đau và khó chịu tăng lên, thậm chí người bệnh cảm thấy đau ngay cả khi đứng, ngồi lâu hoặc thực hiện các hoạt động vận động mạnh.

nhan-biet-bieu-hien-tri-ngoai-do-3-va-phuong-phap-dieu-tri 3.jpg
Cảm giác đau và khó chịu tăng lên khi trĩ ngoại độ 3

Ra máu khi đi đại tiện: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại là ra máu khi đi đại tiện, thường là máu đỏ tươi. Đây thường là triệu chứng khiến bệnh nhân tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp trĩ đều đi kèm với triệu chứng này, điều này có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.

Cảm giác nặng tức ở hậu môn, cảm giác mót rặn: Đau tức ở khu vực hậu môn và cảm giác nặng người là một dấu hiệu khác của bệnh trĩ ngoại. Cảm giác này có thể tăng cao sau khi đi đại tiện và có thể kéo dài trong suốt ngày, đặc biệt khi ngồi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Đau rát hậu môn: Đây là một triệu chứng phổ biến và khó chịu, thường xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện. Đau này có thể cảm nhận cao điểm hoặc âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt khi ngồi, gây khó khăn cho bệnh nhân.

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Búi trĩ là một biểu hiện khác của bệnh trĩ ngoại cần sự can thiệp bằng tay để đẩy vào (ở mức độ 3), hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (ở mức độ 4). Búi trĩ xuất hiện từ mức độ nhẹ đến nặng, gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 3

Giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ ngoại tại nhà:

Giảm đau và ngứa vùng hậu môn:

  • Tắm nước ấm: Ngâm hậu môn trong bồn tắm với nước ấm khoảng 20 phút/lần, 2 - 3 lần/ngày, đặc biệt sau khi đi đại tiện. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng vùng hậu môn bằng vải hoặc khăn mềm mà không chà xát.
  • Bôi kem: Sử dụng các loại kem bôi được chỉ định bởi bác sĩ để giảm đau và ngứa do bệnh trĩ gây ra.
  • Chườm đá: Đặt một túi nước đá, chườm nhiều lần mỗi ngày lên vùng bị trĩ để giảm đau và sưng trong quá trình điều trị.

Giảm các triệu chứng khó chịu:

  • Ngồi xổm khi đi vệ sinh: Tư thế ngồi xổm (có thể đặt chân lên mặt bồn cầu) giúp trực tràng tống phân ra ngoài một cách thuận tiện.
  • Sử dụng đệm: Ngồi lên đệm thay vì bề mặt cứng sẽ giảm sưng và hạn chế hình thành búi trĩ mới.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau đó lau khô hoặc dùng máy sấy thổi nhẹ để làm khô.
  • Chọn quần lót bằng vải cotton: Mặc quần lót bằng vải cotton rộng giúp khu vực hậu môn thông thoáng, tránh gây áp lực lên búi trĩ và ngăn chặn bệnh trĩ nặng hơn.
nhan-biet-bieu-hien-tri-ngoai-do-3-va-phuong-phap-dieu-tri 4.jpg
Mặc quần lót bằng vải cotton rộng giúp khu vực hậu môn thông thoáng

Sử dụng thuốc Tây y:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
  • Thuốc bôi trĩ: Hydrocortisone, Cotripro, Titanoreine.
  • Thuốc giảm ngứa tại chỗ: Kem Hydrocortisone.
  • Thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, thuốc làm mềm phân.

Các loại thuốc uống dạng viên có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền của thành mạch, giúp giảm sưng, phù nề, cầm máu và co búi trĩ. Thuốc đặt hoặc thuốc bôi có tác dụng tại chỗ giúp giảm đau, ngứa, sát trùng và chống viêm.

Khi sử dụng thuốc điều trị trĩ ngoại, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và điều trị các bệnh liên quan gây trĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt.

Can thiệp ngoại khoa:

Hiện nay, có nhiều phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh trĩ, bao gồm: Chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ và phẫu thuật Longo. Tuy nhiên, đối với trĩ ngoại, chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ vì hậu môn là vùng có nhiều cơ quan thụ cảm, nếu áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa khác có thể gây đau đớn nhiều trong một thời gian dài sau mổ.

Bệnh trĩ ngoại không nên được khuyến khích điều trị bằng phẫu thuật, trừ khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng, sưng tấy, thậm chí lở loét. Khi phẫu thuật, cần tuân thủ đúng những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Cắt bỏ từng búi trĩ và phần da niêm mạc phủ bên trên: Tiến hành cắt bỏ từng búi trĩ và phần da niêm mạc phủ bên trên để loại bỏ các búi trĩ.
  • Bảo tồn lớp cơ thắt dưới nằm ở bên dưới: Bảo tồn lớp cơ thắt dưới nằm ở bên dưới để giữ cho chức năng của hậu môn được duy trì.
  • Đóng hoặc để hở 2 mép vết thương sau khi cắt trĩ: Ưu tiên khâu đóng theo chiều dọc nếu búi trĩ nhỏ; và khâu đóng theo chiều ngang nếu búi trĩ lớn hoặc trĩ vòng.

Để điều trị trĩ ngoại độ 3, các phương pháp ngoại khoa hoặc phẫu thuật có thể được áp dụng, tùy thuộc vào tình trạng và chỉ định của bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:TrĩTrị trĩ