Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết vết côn trùng cắn bị bọng nước và cách xử lý cụ thể

Ngày 14/07/2022
Kích thước chữ

Vết côn trùng cắn bị bọng nước có nguy hiểm không? Và làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn? Vết cắn của côn trùng có thể gây mẩn ngứa trên da, thậm chí nhiều loài có nọc độc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tại sao lại bị nổi mụn nước khi côn trùng đốt? Phương pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa côn trùng đốt như thế nào? Thì hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi tiếp bài viết dưới nhé.

Dấu hiệu côn trùng cắn bị nổi mụn nước

Thông thường, mụn nước do bị côn trùng cắn hay tiếp xúc trực tiếp với dịch côn trùng sẽ hết sau vài giờ. Các vết côn trùng cắn có thể gây ra mụn nước bao gồm muỗi, rệp, bọ chét, bướm đêm, ong bắp cày, kiến ​​ba khoang,... Tùy thuộc vào loài côn trùng và vị trí, các vết thương có các biểu hiện khác nhau, điển hình có thể nhìn thấy ngay sau khi bị đốt là: 

  • Phát ban đỏ hoặc một vệt.
  • Da bị tổn thương sưng lên so với vùng da xung quanh.
  • Các vết phồng rộp xuất hiện tại vị trí bị côn trùng cắn. 
  • Kích thước bong bóng nước khác nhau (từ vài mm đến vài cm).
  • Vùng da bị loét, lan rộng, có mủ, hoại tử nếu vết thương nặng.
  • Nếu bị tổn thương vùng mắt sẽ khiến mí mắt sưng tấy.
  • Vết thương sẽ đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn.

Một số người bị côn trùng đốt có vết phồng rộp kèm theo một số triệu chứng như khó thở, tức ngực, khó nuốt, đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, sưng miệng và phát ban.

Nhận biết vết côn trùng cắn bị bọng nước và cách xử lý cụ thể 1 Dấu hiệu khi bị vết côn trùng cắn bị bọng nước có thể là phát ban đỏ

Tại sao côn trùng đốt nổi mụn nước?

Bị côn trùng đốt và nổi mụn nước do nhiều nguyên nhân, có thể do cơ địa nhạy cảm hoặc do nọc độc của côn trùng:

  • Cơ địa dị ứng: Phản ứng miễn dịch của cơ thể thường xuyên bị dị ứng diễn ra khi bị côn trùng đốt là bầm tím, nổi mụn nước, ngứa ngáy, đau rát.
  • Côn trùng: Côn trùng thường được chia thành hai nhóm có độc và không có độc. Nhóm côn trùng có độc gây ra những vết phồng rộp trên da, đau nhức. Một số loài côn trùng đặc biệt có pederin, axit photphoric trong dịch tiết, nếu bị cắn sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.

Vết côn trùng cắn bị bóng nước có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi bóng nước do vết côn trùng cắn là biểu hiện cơ thể phản ứng lại với các dị nguyên từ ngòi, lông, vết cắn của côn trùng. Tùy thuộc vào loại côn trùng và cơ địa của người bị cắn mà vết thương có mức độ và biểu hiện khác nhau.

Với những người có cơ địa khỏe mạnh, không có tiền sử dị ứng hay quá mẫn cảm thì vết côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ và thuyên giảm ngay sau vài giờ hoặc 1 - 2 ngày. Ngược lại với người có làn da nhạy cảm, cơ địa dị ứng thì vết côn trùng cắn có thể kích thích phản ứng dị ứng gây ra tình trạng nổi mề đay toàn thân, viêm da tiếp xúc hoặc sốc phản vệ.

Nếu người bệnh bị nhiều ong, kiến ​​lửa đốt có thể bị phù nề, mệt mỏi, nôn mửa, ù tai, đông máu, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp,... Để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn do côn trùng cắn, vết thương cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Cách xử lý vết côn trùng cắn

Lấy côn trùng ra

Các loài côn trùng hút máu nhỏ thường có răng rất cứng bám vào da. Khi nhanh chóng lôi chúng ra, thường chỉ lôi được phần thân trong khi răng vẫn còn dính vào da. Những chiếc răng đó không còn hút máu nữa nhưng nó có thể gây nhiễm trùng hoặc các biến chứng có hại khác nên bạn phải lấy chúng ra khỏi vết cắn. Trường hợp bị đỉa và vắt cắn có thể dùng vôi hoặc xà phòng để lấy ra.

Lửa có hiệu quả trong việc xua đuổi những con côn trùng. Dùng một que hương, điếu thuốc cháy hơ xung quanh vết đốt, cẩn thận để tránh bị bỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cồn, xăng, dầu nóng nhỏ vào côn trùng, chúng sẽ tự động nhả ra.

Đối với trường hợp ong cắn nên cố gắng lấy các vòi ong bằng nhíp. Không để nguyên vòi trên da vì nó sẽ tiết ra độc tố.

Nhận biết vết côn trùng cắn bị bọng nước và cách xử lý cụ thể 2 Nhẹ nhàng lấy côn trùng ra khỏi da để rửa và sát khẩu cho vết thương tránh nhiễm trùng

Vệ sinh vết thương

Ngay khi bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng bạn cần làm sạch vùng da dưới vòi nước sạch để rửa trôi các dị nguyên. Nên rửa vết thương nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn và mô chết, sau đó rồi dùng nước muối sinh lý tiếp tục rửa sạch lại. Nước muối sinh lý có tính sát trùng giúp sát khuẩn, đồng thời làm dịu vùng da tổn thương, giảm sưng viêm, tránh nổi bọng nước. 

Giảm sưng, ngứa cho vết cắn

Sau khi vệ sinh da bạn có thể ngâm vùng da với nước muối loãng hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, không để đá tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang nhạy cảm, điều này sẽ hạn chế tổn thương bùng phát mạnh mẽ.

Đắp một viên đá lạnh lên vết cắn trong khoảng 5 phút. Hoặc trộn muối ăn với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vết cắn để làm giảm sưng tấy.

Nếu chỉ bị sưng đỏ nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng để rửa vết thương hàng ngày, tránh chà xát làm trầy da. Ngoài ra bạn nên điều trị bằng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc bôi côn trùng cắn.

Nếu vết bị côn trùng cắn sưng mủ: Bệnh có thể bôi các loại thuốc màu như dung dịch milian, thuốc xanh methylen,... và đến trung tâm y tế gần nhất để được ​​bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể. Không nên áp dụng các biện pháp dân gian như dùng nước bọt, nhai gạo đắp lên vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Nhận biết vết côn trùng cắn bị bọng nước và cách xử lý cụ thể 3 Để giảm sưng cho vết thương côn trùng cắn thì có thể chườm đá lên vết đốt

Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin về dấu hiệu nhận biết vết côn trùng cắn bị bọng nước cũng như cách xử lý khi bị côn trùng cắn để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin