Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhện đỏ có độc không? Nhận biết và tác hại của nhện đỏ

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Nhện đỏ là một trong những loại côn trùng khá phổ biến và thường xuất hiện ở nơi nhiều cây cối, vườn cây và cả trong nhà. Nhiều người tiếp xúc với nhện đỏ không khỏi thắc mắc nhện đỏ có độc không, nhện đỏ cắn có sao không?

Thực chất, nhện đỏ là loài côn trùng có kích thước khá nhỏ và thường có tác hại nhiều hơn đối với cây trồng. Để hiểu rõ hơn nhện đỏ có độc không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về nhện đỏ

Trước khi đi sâu hơn để khám phá nhện đỏ có độc không, bạn cũng cần biết nhện đỏ là loài gì và có những đặc điểm như thế nào. Nhện đỏ là loại côn trùng di chuyển bằng 8 chân, tốc độ di chuyển của nhện đỏ rất nhanh và linh hoạt. Thành trùng nhện đỏ cái có màu xanh lá cây hoặc màu vàng nhạt và cơ thể gần như trong suốt có thể nhìn thấy xuyên qua cơ thể.

Loài nhện đỏ có thể chứa thức ăn ở đây để dự trữ hoặc di chuyển thức ăn. Khi bắt cặp được từ 2 – 6 ngày thì thành trùng này bắt đầu quá trình đẻ trứng, mỗi lần như vậy có thể đẻ đến 70 trứng. Trứng của loài nhện đỏ có hình dáng giống củ hành và rất nhỏ, khó nhận biết.

Nhện đỏ có độc không? Nhận biết và tác hại của nhện đỏ 1
Nhện đỏ nổi bật với màu đỏ toàn thân và kích thước nhỏ

Ngoài ra, trứng của nhện đỏ cũng được chúng bảo vệ khá nghiêm ngặt cùng với tơ nhện, sau 4 - 5 ngày trứng nhện đỏ bắt đầu nở và nở tốc độ nhanh, nhiều con nở cùng lúc. Khi này, nhện đỏ con có cấu trúc gần giống với thành trùng ban đầu nhưng chỉ có 3 đôi chân, chưa có đủ 8 chân như nhện đỏ trưởng thành. Sau khoảng 2 lần thay da tiếp theo, nhện đỏ có thể phát triển thêm và trở thành nhện đỏ đực.

Loài nhện đỏ này có kích thước khá nhỏ, thường sống và đẻ trứng trên các mặt lá hoặc các bánh tẻ khá khó phát hiện, phát triển nhanh trong thời gian ngắn nhưng vượt trội về số lượng. Đây cũng là điều khiến nhiều người lo lắng nhện đỏ có độc không và số lượng nhiều nhện đỏ nên phòng diệt bằng cách nào.

Nhện đỏ có độc không? Tác hại của nhện đỏ

Một trong những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc về loài nhện đỏ, đó là nhện đỏ có độc không. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, loài nhện đỏ này chủ yếu làm hại cây trồng, mùa màng và không gây độc cho con người. Kích thước của chúng cũng khá nhỏ nên khả năng độc hại khi cắn là khá thấp.

Ngoài ra, giải đáp về thắc mắc nhện đỏ có độc không, các chuyên gia cũng cho biết thêm, tuy không gây độc trực tiếp nhưng nhện đỏ có thể là nguyên nhân lây truyền virus sang cơ thể con người, gây bệnh do virus như viêm phổi, bệnh đậu mùa khỉ,... nếu ăn phải. Cho nên, khi nhận thấy cây trồng có dấu hiệu bị nhện đỏ tấn công, bạn cần nhanh chóng diệt trừ chúng để tránh những tác hại khôn lường.

Nhện đỏ có độc không? Nhận biết nhện đỏ bằng cách nào? Nhện đỏ kích thước nhỏ hơn nhện nhà nên khó quan sát. Buổi tối bạn có thể đặt trên phiến lá cây một tờ giấy trắng mảnh và sáng sớm hôm sau quan sát tờ giấy, nếu thấy trên giấy có nhiều các chấm đỏ li ti thì đây chính là thành trùng nhện đỏ, nhanh chóng nở thành trứng và phát triển số lượng lớn nhện đỏ.

Nhện đỏ có độc không? Nhận biết và tác hại của nhện đỏ 2
Nhện đỏ có độc không? Nhện đỏ không độc nhưng có hại cho cây trồng

Nhện đỏ tuy không độc với cơ thể người nhưng nếu bám trên quần áo có thể gây ngứa ngáy khó chịu, nổi mề đay, mất ngủ, gãi liên tục,... Nhện đỏ cũng có rất nhiều tác hại đối với cây trồng, năng suất,… nên cần được diệt trừ sớm để bảo vệ cây cối. Riêng việc nhện đỏ đẻ trứng, sinh sống dưới phiến lá đã khiến lá cây bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, nhện đỏ lấy nguồn dinh dưỡng chính từ việc ăn lá cây nên nếu duy trì số lượng nhện đỏ ngày một lớn có thể khiến cây bị héo úa, lá cây sâu bệnh và không còn đủ khả năng hô hấp, quang hợp lấy chất dinh dưỡng cho cây.

Những cây ăn quả cũng bị tác động tiêu cực bởi loài động vật này khi chúng khiến cho cây trồng trở nên khô sạm hơn, trái cây nứt vỏ và không thể thu hoạch, cho năng suất thấp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con. Chính vì vậy, cần sớm phát hiện và diệt trừ, phòng tránh nhện đỏ.

Cách phòng tránh nhện đỏ

Nhện đỏ có độc không? Tuy rằng loài nhện đỏ là loài nhện không có nọc độc, kích thước nhỏ và không gây đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người nhưng lại là mối nguy hại đối với cây trồng. Vì vậy khi phát hiện thấy trên cây có xuất hiện nhện đỏ hoặc thành trùng, trứng nhện đỏ bạn cần tiến hành phòng trừ nhện đỏ để bảo vệ cây.

Phòng trừ nhện đỏ ở cây cảnh, cây bonsai

Muốn phòng trừ nhện đỏ ở các cây cảnh, cây bonsai bạn nên bắt đầu từ việc tách các cây cảnh ra xa nhau để tránh lây lan nhện đỏ. Ngoài ra, hãy bắt đầu bón phân đầy đủ và tăng cường cho cây để cây phát triển tốt hơn, tăng “đề kháng” để chống lại tác hại của nhện đỏ. Tắt tỉa cành lá gọn gàng, tránh để lá quá nhiều tạo điều kiện sinh sống cho loài nhện đỏ.

Bạn cũng nên thường xuyên quan sát để loại bỏ những lá cây có chứa thành trùng hoặc trứng của loài nhện đỏ để diệt trừ dần dần. Chú ý đối với cây cảnh không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì có thể gây hại cây, chết cây trồng.

Phòng trừ nhện đỏ đối với các loại rau

Các loại rau có cách xử lý nhện đỏ nhanh chóng hơn so với cây cảnh. Bạn có thể áp dụng luân phiên, đều đặn những biện pháp dưới đây để nhanh chóng loại bỏ nhện đỏ ra khỏi thân, lá cây, hạn chế ăn rau ăn phải nhện đỏ và dẫn đến lây nhiễm virus gây hại cho sức khỏe.

Tưới phun sương: Đối với trường hợp rau đã có nhện đỏ, bạn nên áp dụng cách tưới phun sương là cách tưới chính để giúp cây luôn đủ ẩm, đủ nước để phát triển và khỏe mạnh hơn, tránh vàng lá, chết cây do nhện đỏ. Ngoài ra, cách tưới này cũng hạn chế nhện đỏ đẻ trứng, thành trùng trên mặt lá cây, các con nhện đỏ trưởng thành cũng bị nước cuốn trôi. Bên cạnh đó, khi thời tiết nắng nóng, tưới nước dạng phun sương cho cây thường xuyên cũng giúp giảm mật độ nhện đỏ và cây được khỏe hơn, cho năng suất rau cao hơn.

Nhện đỏ có độc không? Nhận biết và tác hại của nhện đỏ 3
Tưới phun sương giúp cây phát triển tốt và loại bỏ dần nhện đỏ

Dùng bột để trị nhện đỏ: Một cách phòng trừ nhện đỏ cho cây trồng cũng rất phổ biến, đó là diệt trừ bằng bột. Bạn có thể dùng bất cứ loại bột nào như tinh bột mì, bột gạo, bột năng,… dùng pha với khoảng 2 lít nước để phun xịt lên cây. Hỗn hợp này khi khô lại có độ dính nhất định, khiến nhện đỏ bị dính trên lá cây và giảm dần số lượng, không đẻ trứng, thành trùng được nữa.

Tóm lại, giải đáp về vấn đề nhện đỏ có độc không, câu trả lời là không. Nhện đỏ có thể làm hại cây trồng và gây nhiều phiền toái với người trồng cây nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe, không chứa nọc độc nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bạn vẫn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nhện đỏ để hạn chế lây truyền virus gây hại. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin