Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niệu quản là một cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Đây là một trong những bộ phận quan trọng đối với cơ thể con người. Vậy, niệu quản nằm ở đâu và có vai trò gì?
Niệu quản là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Vậy niệu quản nằm ở đâu? Có vai trò gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về niệu quản, bao gồm vị trí, cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp.
Niệu quản là một ống dẫn nhỏ, dài khoảng 25 - 30cm, bắt đầu từ bể thận và đổ vào bàng quang. Niệu quản đóng vai trò là ống dẫn để dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Kích thước niệu quản to đều từ trên xuống dưới, trừ 3 chỗ hẹp:
Trước khi đổ vào bàng quang, niệu quản có một đoạn đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lỗ niệu quản.
Niệu quản có đường kính ngoài khoảng 4 - 5mm, đường kính trong khoảng 2 - 3mm, nhưng đường kính trong có thể căng rộng đến 7mm. Niệu quản có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm:
Niệu quản được chia thành 3 đoạn: Niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới. Một số chuyên gia cũng có thể chia niệu quản thành 2 đoạn: Niệu quản gần và niệu quản xa.
Việc nắm rõ niệu quản nằm ở đâu cũng như chức năng của niệu quản có thể giúp bạn hiểu rõ và cảnh giác hơn với các vấn đề sức khỏe liên quan đến ống niệu quản. Dưới đây là một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe có liên quan đến niệu quản:
Hẹp niệu quản là tình trạng ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị thu hẹp lại, khiến quá trình bài tiết nước tiểu trở nên khó khăn. Hẹp niệu quản có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống niệu quản.
Triệu chứng của hẹp niệu quản thường gặp bao gồm:
Hẹp niệu quản có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
Một trong những biến chứng thường gặp của hẹp niệu quản là tắc nghẽn niệu quản. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như:
Nếu không được điều trị kịp thời, tắc nghẽn niệu quản có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiết niệu.
Sỏi niệu quản là một bệnh lý đường tiết niệu thường gặp, xảy ra khi sỏi được hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản. Vì cấu trúc một số vị trí hẹp tự nhiên mà các viên sỏi sẽ bị kẹt lại ở niệu quản, gây ra những cơn đau thận dữ dội, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng của sỏi niệu quản thường xuất hiện khi sỏi di chuyển xuống niệu quản. Một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình như.
Sỏi bàng quang là những khối khoáng chất cứng hình thành trong bàng quang. Chúng thường có hình tròn và ít khi xù xì góc cạnh.
Sỏi bàng quang chiếm khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Nguyên nhân gây sỏi bàng quang có thể do sỏi thận, niệu quản rơi xuống bàng quang hoặc do các yếu tố khác như: nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, chế độ ăn uống thiếu cân bằng,...
Nếu sỏi bàng quang nhỏ, chúng có thể tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, nếu sỏi lớn, chúng có thể nằm lại trong bàng quang và tích tụ dần theo thời gian, gây đau đớn và các biến chứng nguy hiểm khác.
Để bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về niệu quản cũng như đường tiết niệu:
Uống đủ nước là cách đơn giản nhất giúp bạn phòng ngừa các bệnh liên quan đến sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Nước giúp hòa tan các chất khoáng, chất thải trong cơ thể, giúp thận hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Nên uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, chia đều cho các bữa ăn trong ngày và trước khi đi ngủ.
Nước chanh có chứa citrate, một chất giúp hòa tan canxi và oxalat, hai chất chính tạo nên sỏi thận. Uống nước chanh hàng ngày có thể giúp phòng ngừa sỏi thận.
Có thể pha nước chanh với nước lọc, hoặc thêm mật ong để dễ uống hơn.
Oxalat kết hợp với canxi chính là nguyên nhân hình thành các loại sỏi đường tiết niệu. Vì vậy để bảo vệ ống niệu quản khỏi nguy cơ tích tụ sỏi bạn cần thận trọng với các loại thực phẩm và nhóm thực phẩm sau:
Muối có thể làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, vì chúng thường có nhiều muối.
Caffeine có thể làm tăng lượng nước tiểu, khiến cơ thể mất nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Vì vậy, nên hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt có ga,...
Protein động vật có thể chuyển hóa thành axit uric trong nước tiểu. Tăng acid uric máu là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, sỏi niệu quản. Hạn chế ăn các thực phẩm giàu protein động vật như thịt, trứng, cá,... cũng là cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải sỏi đường tiết niệu.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây nên các vấn đề ở niệu quản. Để quản lý cân nặng và giảm cân an toàn, bạn nên thường xuyên tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
Tóm lại, niệu quản là một cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu. Vì vậy qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu hi vọng bạn có thể trả lời được câu hỏi niệu quản nằm ở đâu và có vai trò gì. Đồng thời có thể nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường của niệu quản để đi khám và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.