Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR)

Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Theo sinh lý bình thường của cơ thể nước được lọc từ thận qua niệu quản xuống bàng quang và thoát ra ngoài qua niệu đạo. Nó không được phép chảy ngược lên, khi có dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang vào niệu quản thì gọi là Trào ngược bàng quang niệu quản (Vesicoureteral reflux – VUR). VUR phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khoảng 1 trong 3 trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo sốt là mắc VUR. Thực tế có thể số trẻ mắc VUR có thể cao hơn vì một số trẻ mắc VUR không có triệu chứng hoặc vấn đề không được xét nghiệm. Hầu hết trẻ em không gặp vấn đề lâu dài do VUR.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung trào ngược bàng quang niệu quản (vur)

Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản là gì?

Hệ thống tiết niệu của bạn đóng vai trò loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu. Niệu quản mang nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nơi nước tiểu được lưu trữ cho đến khi ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến một hoặc cả hai niệu quản và đôi khi đến thận. Trào ngược bàng quang niệu quản thường được phát hiện ở trẻ nhỏ. Trẻ em có thể tự khỏi trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát mà không cần điều trị tuy nhiên nếu đã nhiễm trùng tiết niệu hay tổn thương thận thì cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật kèm theo.

Triệu chứng trào ngược bàng quang niệu quản (vur)

Những triệu chứng của bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Đôi khi trẻ bị VUR không có triệu chứng. Nếu một đứa trẻ có biểu hiện bệnh thì các triệu chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Khi nước tiểu chảy ngược dòng, vi khuẩn từ cơ quan sinh dục ngoài có thể dễ dàng vào các tổ chức cao hơn trong đường tiết niệu của trẻ và gây ra nhiễm trùng tiểu. Các triệu chứng biểu hiện là các triệu chứng của UTI:

  • Cảm giác mắc tiểu liên tục;
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
  • Cảm giác phải rặn tiểu;
  • Nước tiểu đục;
  • Sốt;
  • Đau ở bên hông (sườn) hoặc bụng.

UTI có thể khó chẩn đoán ở trẻ em, những trẻ có thể chỉ có các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu. Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị UTI cũng có thể bao gồm:

  • Sốt không rõ nguyên nhân;
  • Chán ăn;
  • Cáu gắt.

Khi con bạn lớn hơn, trào ngược bàng quang niệu quản không được điều trị có thể dẫn đến:

  • Đái dầm;
  • Táo bón hoặc mất kiểm soát nhu động ruột;
  • Huyết áp cao;
  • Protein trong nước tiểu.

Tác động của trào ngược bàng quang niệu quản với sức khỏe

Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại gây nhiều khó chịu cho trẻ và tăng nguy cơ tổn thương thận về sau khi trẻ mắc bệnh trào ngược bàng quang niệu quản.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Trào ngược càng nghiêm trọng thì các biến chứng càng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Sẹo thận: UTI không được điều trị có thể dẫn đến sẹo, là tổn thương vĩnh viễn đối với mô thận. Sẹo rộng có thể dẫn đến cao huyết áp và suy thận.
  • Huyết áp cao: Thận tổn thương giảm khả năng bài xuất nước tiểu có thể làm tăng huyết áp do tăng thể tích tuần hoàn.
  • Suy thận: Sẹo thận có thể làm mất chức năng lọc của thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận, có thể xảy ra nhanh chóng (suy thận cấp tính) hoặc có thể phát triển theo thời gian (bệnh thận mãn tính).
Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh trào ngược bàng quang niệu quản 8
Suy thận là một trong những biến chứng của trào ngược bàng quang niệu quản

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân trào ngược bàng quang niệu quản (vur)

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Trào ngược bàng quang niệu quản có thể phát triển thành hai loại, nguyên phát và thứ phát. Trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát là nguyên nhân thường gặp hơn.

Trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát

Tình trạng này, trẻ được sinh ra với một niệu quản bất thường, với một khiếm khuyết ở van giữa niệu quản và bàng quang đóng không tốt, do đó nước tiểu chảy ngược lên niệu quản về phía thận. Khi con bạn lớn lên, niệu quản sẽ dài ra và thẳng ra, điều này có thể cải thiện chức năng của van và cuối cùng là khắc phục tình trạng trào ngược.

Loại trào ngược bàng quang niệu quản này có xu hướng di truyền trong gia đình, điều này cho thấy rằng nó có thể là do di truyền, nhưng nguyên nhân chính xác của khiếm khuyết vẫn chưa được biết.

Trào ngược bàng quang niệu quản thứ phát

Trẻ em có thể bị VUR thứ phát vì nhiều lý do, bao gồm tắc nghẽn hoặc hẹp ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo. Ví dụ, một nếp gấp của mô có thể chặn niệu đạo. Sự tắc nghẽn ngăn một số nước tiểu rời khỏi cơ thể, do đó nước tiểu đi ngược lên đường tiết niệu.

Một đứa trẻ cũng có thể bị VUR thứ phát vì các dây thần kinh đến bàng quang có thể không hoạt động tốt. Các vấn đề về thần kinh có thể ngăn không cho bàng quang thư giãn và co bóp bình thường để bài tiết nước tiểu.

Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh trào ngược bàng quang niệu quản 4
Trẻ em có thể bị VUR thứ phát do tắc nghẽn hoặc hẹp ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo

Trẻ bị VUR thứ phát thường bị trào ngược hai bên, nghĩa là VUR ảnh hưởng đến cả niệu quản và cả hai quả thận. Các bác sĩ đôi khi có thể chẩn đoán tắc nghẽn nước tiểu ở thai nhi trong bụng mẹ.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược bàng quang niệu quản (vur)

Trào ngược bàng quang niệu quản được chia thành mấy loại?

Trào ngược bàng quang niệu quản có thể được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát: Thường do khuyết tật ở van ngăn nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào niệu quản.
  • Trào ngược bàng quang niệu quản thứ phát: Thường do bàng quang không thể làm rỗng bình thường do cơ bàng quang bị tắc nghẽn (u bàng quang, polyp, sỏi bàng quang,...) hoặc không hoạt động hoặc do các dây thần kinh kiểm soát việc làm rỗng bình thường của bàng quang bị tổn thương.

Trào ngược bàng quang niệu quản thường gặp ở đối tượng nào?

Trào ngược bàng quang niệu quản có gây nguy hiểm không?

Trào ngược bàng quang niệu quản được chẩn đoán như thế nào?

Trào ngược bàng quang niệu quản được điều trị như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)