Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, với tỷ lệ mắc tương đối cao. Trong đó có đến 40% người mắc bệnh không được điều trị tốt dẫn đến xuất hiện biến chứng nặng như viêm thần phụ hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các triệu chứng cũng như cách điều trị tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Nguy cơ phụ nữ sau sinh mắc nhiễm trùng tử cung là khá cao. Để bảo vệ tốt bản thân, hãy trang bị kiến thức cần thiết về tình trạng này.
Nhiễm trùng tử cung hay còn gọi nhiễm khuẩn hậu sản, là tình trạng vùng kín của phụ nữ bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ sau sinh. Vi khuẩn thường xâm nhập từ bộ phận sinh dục theo đường máu hoặc thông qua đường âm đạo và cổ tử cung qua các tổn thương trong và sau quá trình sinh nở. Bệnh này thường xảy ra trong khoảng 6 tuần sau khi sinh.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung thường xuất phát từ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Người bệnh nhiễm trùng ở tử cung thường có các dấu hiệu như đau ở vùng bụng dưới, tăng mùi hôi và lượng khí hư tăng nhiều ở âm đạo.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do các vi khuẩn lan sang tử cung như E-Coli, Streptococcus nhóm B (GBS), Chlamydia, Trichomonas, lậu, giang mai và HIV. Nếu nhiễm trùng lan rộng đến tử cung có thể gây viêm nhiễm cho màng bào thai (màng túi chứa em bé trong bụng mẹ) hoặc dây rốn, dẫn đến viêm màng não hoặc viêm hạch sau khi sinh.
Bệnh nhiễm trùng tử cung được phân loại khác nhau như viêm niêm mạc nội tử cung, nhiễm trùng cơ tử cung và nhiễm trùng các khu vực xung quanh tử cung. Khi mắc phải bất kỳ bệnh lý nào trong nhiễm trùng tử cung, bạn cần nên thăm khám bác sĩ để đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn chặn bảo vệ sức khỏe sau sinh hiệu quả.
Sau quá trình sinh nở, phụ nữ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như viêm nội mạc tử cung, biểu hiện qua đau ở vùng hạ vị, sốt nhẹ và sản dịch có mùi hôi.
Các vết mổ, vết rạch lấy thai, khâu cắt tầng sinh môn hoặc vết rách, cũng có thể gây nhiễm trùng. Cụ thể, dấu hiệu nhận biết có thể qua tình trạng da đỏ, tiết dịch, sưng, nóng và đau xung quanh vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiễm trùng tử cung có thể để lại triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, cảm giác phải đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có máu hoặc nhiều bọt, đều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng này.
Nhiễm khuẩn tử cung là một vấn đề phổ biến sau khi sinh, thường xuất hiện trong vài ngày đầu tiên. Bởi thời gian theo dõi sau khi sinh có thể không đủ để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh nếu không vệ sinh kỹ và không chú trọng việc chăm sóc sau sinh thường xảy ra tình trạng nhiễm trùng tử cung.
Các yếu tố như chế độ dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, béo phì, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh,... có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng ở tử cung. Do đó, các mẹ sau sinh cần phải theo dõi và kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh có thể xảy ra.
Nhiễm trùng tử cung ở phụ nữ mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thai kỳ, sự biến đổi pH môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Nhiều phụ nữ đã tiềm ẩn các tác nhân gây nhiễm trùng tử cung trước khi mang thai và khi thai kỳ bắt đầu, sự thay đổi về pH và tăng tiết dịch âm đạo có thể kích thích sự sinh sôi của vi khuẩn.
Ngoài ra, sự thay đổi của cơ thể khi mang thai như tiết nhiều dịch âm đạo hơn, cũng là một yếu tố tác động ảnh hưởng nhiễm trùng. Nếu vệ sinh không đúng cách, các loại vi khuẩn và nấm có thể phát triển và gây bệnh. Hơn nữa, sức đề kháng của mẹ bầu sau sinh sẽ giảm sút, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh phụ khoa như viêm và nhiễm trùng tử cung. Do đó, mẹ bầu cần nên duy trì vệ sinh và chăm sóc sức khỏe để ngăn chặn nhiễm trùng ở tử cung và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Chẩn đoán nhiễm trùng tử cung thường dựa vào kết quả khám sức khỏe và các xét nghiệm thích hợp. Trong quá trình đánh giá, bác sĩ thường lấy mẫu nước tiểu để thực hiện kiểm tra và phân tích. Các xét nghiệm này có thể giúp xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ở tử cung.
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu để nuôi cấy mẫu nhằm kiểm tra vi khuẩn và xác định chủng loại. Đặc biệt, nếu phụ nữ mắc bệnh nhiễm trùng và có triệu chứng như sốt trong 24 giờ sau khi sinh mà không xác định được nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tử cung.
Trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác như nuôi cấy mẫu mô từ niêm mạc tử cung cũng có thể được thực hiện để xác định chính xác hơn về nguyên nhân và loại vi khuẩn. Ngoài ra, các kỹ thuật hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính vùng bụng cũng có thể được sử dụng trong quá trình chẩn đoán.
Trong trường hợp nhiễm trùng tử cung, liệu pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh. Các mẹ sau sinh thường được chích thuốc kháng sinh như clindamycin và gentamicin trực tiếp vào tĩnh mạch. Quá trình điều trị sẽ kéo dài ít nhất 48 giờ cho đến khi hết sốt.
Nếu phụ nữ tiến hành sinh mổ, các bác sĩ có thể quyết định cho phép sản phụ sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thực hiện phẫu thuật. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng tử cung và các khu vực xung quanh tử cung. Bởi việc sử dụng kháng sinh trước phẫu thuật có thể giúp phòng tránh các vấn đề nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe của sản phụ sau quá trình sinh nở.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng tử cung. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về căn bệnh nhiễm trùng này nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.