Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ cơ quan phân hóa cao nhất là hệ thần kinh, đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của con người. Nếu xuất hiện bất cứ thương tổn nào ở cơ quan này đều gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy hệ thần kinh là gì, có chức năng thế nào? Làm thế nào để có một hệ thần kinh khỏe mạnh?
Hệ thần kinh của con người được cho là tiến hóa vượt trội nhất so với các loài động vật khác. Hệ thần kinh cho phép chúng ta có thể thực hiện được những hoạt động đơn giản nhất và cả phức tạp nhất, có thể biến suy nghĩ thành hành động. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về hệ thần kinh và làm sao để có một hệ thần kinh khỏe mạnh.
Cấu tạo của hệ thần kinh gồm các mô thần kinh, trong đó bao gồm các nơ ron thần kinh, các tế bào thần kinh đệm. Hệ thần kinh được thiết kế theo dạng ống với độ phân hóa cao bậc nhất và phân bố như một mạng lưới đi khắp các cơ quan trong cơ thể.
Nhiệm vụ của nơron thần kinh là cấu thành nên hai thành phần chính của não là hạch thần kinh và tủy sống. Những nơron này có cấu trúc đặc biệt và đóng vai trò vô cùng quan trọng vì giúp dẫn truyền thông tin ra vào cho hệ thần kinh.
Về cấu tạo, hệ thần kinh gồm hai thành phần cơ bản là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Thần kinh trung ương nắm vai trò chủ chốt với các bộ phận bao gồm não bộ và tủy sống. Não bộ được chia thành đại não, thân não (gồm não giữa, hành não, cầu não), gian não và tiểu não. Thần kinh ngoại biên là hệ thống các dây thần kinh bao gồm 2 loại: Dây sống (31 đôi) và dây sọ (12 đôi).
Về chức năng, hệ thần kinh có hai dạng là hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng (hay còn gọi là hệ thần kinh thực vật). Trong đó hệ thần kinh sinh dưỡng chủ yếu kiểm soát hoạt động của các nội quan, các tuyến trong cơ thể, còn hệ thần kinh vận động điều khiển hệ cơ xương khớp.
Tất cả mọi hoạt động mà con người thực hiện đều kết nối với hệ thần kinh. Nhờ cấu trúc phức tạp của hệ thần kinh cao cấp, con người có khả năng thực hiện những phản xạ phức tạp mà nhiều sinh vật khác không thể làm được.
Khi sống trong môi trường nào thì cơ thể sẽ có những cảm xúc nhất định đối với môi trường đó. Các cơ quan cảm giác có nhiệm vụ truyền tải hàng triệu mã thông tin thu thập được tới hệ thần kinh trong cơ thể. Lúc này hệ thần kinh sẽ tích hợp lại, từ đó phản ứng với những biến đổi từ môi trường bên ngoài, nhằm đảm bảo cơ thể kịp thời thích nghi với ngoại cảnh.
Không chỉ điều hòa, giúp cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài, hệ thần kinh còn là trung tâm điều khiển tương tác giữa các cơ quan khác, giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng và trở thành một tổ chức thống nhất.
Các tế bào thần kinh được sản sinh ra với số lượng hàng tỷ tế bào, có vai trò truyền tải thông tin qua dây thần kinh. Serotonin và dopamine là hai chất dẫn truyền tiêu biểu.
Việc truyền tải thông tin sẽ liên tục được thực hiện đến khi thông điệp đạt được vị trí đích. Một thông tin có tốc độ vận chuyển trung bình lên tới 200 dặm/giờ.
Hệ thần kinh được bảo vệ khá chắc chắn, cụ thể là não có hộp sọ che chở, ngoài ra tủy sống còn được bảo vệ bởi một lớp màng mỏng và các xương trong cột sống. Đồng thời còn có dịch não tủy là một chất lỏng trong suốt bao đệm xung quanh não bộ và tủy sống.
Tuy nhiên, xung quanh hệ thần kinh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây tổn thương hệ thần kinh. Các bệnh lý có thể gây tổn thương cơ quan này gồm:
Để giúp bạn có hệ thần kinh mạnh khỏe, bạn hãy làm theo gợi ý sau:
Ngủ đủ giấc: Não bộ cũng cần phải nghỉ ngơi để hồi phục, vì vậy chìa khóa giúp hệ thần kinh khỏe mạnh là một lịch trình ngủ đều đặn. Giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Trí não minh mẫn khi ta ngủ đủ giấc. Đặc biệt, khi bạn ngủ không đủ giấc, các triệu chứng trầm cảm của bạn có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Khi thiếu ngủ, bạn sẽ trở nên ủ rũ, hay cáu kỉnh, mệt mỏi hơn. Người trưởng thành cần ngủ từ 6 - 8 giờ/ngày, nên có lịch trình ngủ cố định, chẳng hạn đi ngủ trước 23 giờ. Thời điểm ngủ tốt nhất là 22 giờ.
Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cũng rất quan trọng. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu omega-3 có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore, cá trích. Ngoài ra, thực đơn cần đa dạng hóa bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B12, vitamin C, thiamin, niacin, beta-carotene, kẽm protein,... Hạn chế sử dụng rượu bia.
Luyện tập thể dục hàng ngày: Mức độ endorphins, serotonin và các hóa chất khác có trong não bộ sẽ tăng lên và tâm trạng được cải thiện khi bạn luyện tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, tập thể dục giúp kích thích tế bào mới và các kết nối não phát triển. Theo bác sĩ khuyến cáo, tuổi thọ của con người có thể kéo dài thêm từ 7 đến 12 năm nếu mỗi ngày dành 20 phút để luyện tập thể dục.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Đời sống tinh thần cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bạn nên chú ý những điều sau:
Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có đầy đủ thông tin về hệ thần kinh gồm cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thần kinh và đặc biệt là giải pháp để có một hệ thần kinh thật khỏe mạnh, giúp kéo dài tuổi thọ lâu hơn.
Xem thêm: Cách hệ thần kinh trung ương hoạt động như thế nào?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.