Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và cách điều trị

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến các vết loét xuất hiện trong mô mềm trong miệng như môi, má trong hoặc nướu. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng. Vậy tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi? Cách điều trị như thế nào?

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau và đa số sẽ tự lành sau vài ngày. Nhiệt miệng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh, khó ăn uống dẫn đến kém hấp thu khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt miệng là do nội tiết tố bên trong cơ thể gây nên. Cụ thể như:

  • Thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Tổn thương nhỏ bên trong miệng do vô tình cắn phải má hoặc tai nạn khi chơi thể thao.
  • Ăn đồ ăn cay, nóng hoặc chứa nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng.
  • Áp lực trong thời gian dài.
tai-sao-nhiet-mieng-lau-ngay-khong-khoi-va-cach-dieu-tri 1.jpg
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng trong đó nguyên nhân chính là do nội tiết tố bên trong cơ thể

Dấu hiệu của nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng loét miệng thường gặp nhất. Nhiệt miệng có biểu hiện là xuất hiện một hoặc nhiều nốt loét nông trên bề mặt niêm mạc, nướu, lưỡi. Những nốt nhiệt miệng này thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, với phần bao quanh màu đỏ và có thể sưng nhẹ.

Tùy vào kích thước và số lượng, nhiệt miệng có thể gây đau, rát dẫn đến cản trở việc ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như giao tiếp. Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi là một trong những câu hỏi mà người mắc phải thường đặt ra. Những nốt nhiệt miệng thường tự khỏi trong vòng vài ngày, những nốt lớn thì thời gian lành sẽ lâu hơn, khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng.

Tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi?

Theo như đã phân tích, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tuần nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp điều trị rồi nhưng tình trạng nhiệt miệng vẫn không thuyên giảm, khiến bệnh nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số lý do khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi như:

Xác định sai nguyên nhân

Thông thường theo kinh nghiệm dân gian, mọi người thường cho rằng nhiệt miệng do cơ thể bị nóng bên trong nên cần bổ sung thực phẩm có tính thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên tình nhiệt miệng chưa rõ ràng, nó liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, căng thẳng trong thời gian dài, suy giảm miễn dịch, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai hay do sử dụng thức ăn có tính nóng (cafe, chocolate hoặc nhiều gia vị). 

Chính vì vậy, dù có bổ sung những thực phẩm có tính thanh nhiệt mà không tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên nhiệt miệng thì tình trạng đau rát của nhiệt miệng lâu ngày vẫn kéo dài dai dẳng, thậm chí là nặng hơn.

Tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và cách điều trị 2
Xác định sai nguyên nhân có thể khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

Cá nhân người bệnh chủ quan không điều trị

Nhiệt miệng nhẹ thông thường sẽ tự khỏi sau một thời gian, chính vì vậy người bệnh thường chủ quan, xem nhẹ việc điều trị và chấp nhận sống chung với những vết loét miệng. Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống, sinh hoạt sẽ khiến những vết loét này trở nên trầm trọng hơn do viêm nhiễm. Vì vậy mà khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi.

Điều trị nhiệt miệng sai cách

Nhiều người mang tâm lý nôn nóng thoát khỏi những vết loét trong miệng nên đã tự sử dụng thuốc trị nhiệt miệng mà không tìm hiểu hay thăm khám xem nhiệt miệng uống thuốc gì? Dẫn đến chọn thuốc không an toàn cho sức khỏe. Điển hình như sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ dẫn đến ngộ độc chì. Hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không đúng liều lượng. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe như chậm phát triển ở trẻ, loãng xương hoặc bội nhiễm ở miệng,...

Ngoài ra, một số người còn sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không phải là lựa chọn tối ưu đối với nhiệt miệng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải được sự kê đơn của bác sĩ. Nếu không về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thận, gan thậm chí sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Vì vậy nên tìm hiểu và thăm khám để biết được nhiệt miệng uống gì tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài.

Tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và cách điều trị 3
Điều trị nhiệt miệng sai cách cũng là nguyên nhân khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

Cách điều trị nhiệt miệng

Để khắc phục tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, chúng ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

  • Bôi keo ong: Keo ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tốt nên bạn có thể sử dụng keo ong bôi nhiều lần trong ngày để làm dịu vết loét và giảm đau.
  • Sử dụng oxy già: Đây là một loại thuốc sát khuẩn khá phổ biến với chúng ta, có thể sử dụng để giảm kích ứng niêm mạc miệng trong trường hợp viêm nướu, loét lạnh, nhiệt miệng,... Bạn pha loãng oxy già cùng nước lọc, súc miệng nhiều lần trong ngày hoặc có thể sử dụng dung dịch oxy già 3% với nước sạch theo tỷ lệ 1:1, dùng tăm bông thoa lên vùng loét từ 2 - 3 lần/ngày.
  • Sử dụng gel trị nhiệt miệng: Việc sử dụng gel trị nhiệt miệng sẽ khiến tình trạng viêm loét được cải thiện đáng kể, giảm đau nhanh chóng và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
  • Sử dụng baking soda: Baking soda có tính kiềm, giúp cân bằng lại độ pH cho khoang miệng và giúp kháng viêm, từ đó giúp thu hẹp vết loét do nhiệt miệng. Bạn có thể sử dụng baking soda hòa vào một ít nước tạo thành dạng keo, bôi hỗn hợp lên vết nhiệt miệng. Ngoài ra, bạn có thể hòa tan 1 muỗng cafe baking soda với 120ml nước ấm và súc miệng để hạn chế tình trạng đau rát. Bạn có thể áp dụng việc súc miệng với baking soda từ 3 - 4 lần/ngày.
tai-sao-nhiet-mieng-lau-ngay-khong-khoi-va-cach-dieu-tri 4.jpg
Sử dụng baking soda để giảm tình trạng viêm nhiễm và thu hẹp vết loét do nhiệt miệng

Bên cạnh những phương pháp nêu trên, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lối sống để phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi.

Trường hợp xuất hiện những hiện tượng như vết loét quá lớn (trên 2 cm), nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần hoặc có những biểu hiện sốt, cứng hàm, sưng hạch bạch huyết,... thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, biểu hiện cũng như lý giải được tại sao nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và cách điều trị nhiệt miệng. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích cho bạn và gia đình nhé!

Xem thêm: Nhiệt miệng ở má trong và những điều cần biết

Kim Sa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin