Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những biểu hiện hạ đường huyết và cách xử trí kịp thời

Ngày 19/07/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hạ đường huyết là một trong những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy biểu hiện hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là một trong những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy biểu hiện hạ đường huyết là gì?

Sự nguy hiểm khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay còn gọi hạ đường máu. Khi bị hạ đường máu các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Dù cơ thể có khả năng huy động năng lượng từ các nguồn khác như từ lipid, protid nhưng cũng chỉ tạm thời và không đủ.

Đặc biệt là não và hồng cầu là 2 cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế hạ đường máu nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn thương não nặng, thậm chí gây tử vong. 

Do vậy việc phát hiện và điều trị hạ đường máu cần phải kịp thời và nhanh chóng. Kiểm tra đường máu cho bệnh nhân.

Những biểu hiện hạ đường huyết và cách xử trí kịp thờiKhi bị hạ đường máu các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng

Biểu hiện của hạ đường huyết

Biểu hiện hạ đường huyết cũng gần giống như khi bị đói nhưng nặng hơn nhiều. Các triệu chứng này xuất hiện qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu (đường máu giảm xuống còn 4-3mmol/l): bệnh nhân có cảm giác đói, vã mồ hôi, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ… Đa số các bệnh nhân bị hạ đường máu nhận biết và tự điều trị ở giai đoạn này.

– Giai đoạn sau (đường máu giảm xuống còn 3-2mmol/l): bệnh nhân có cảm giác yếu, mệt, đau đầu, nhìn mờ và lơ mơ.

– Giai đoạn cuối: một số ít bệnh nhân (khi đường máu giảm xuống < 2 mmol/l) sẽ đi vào hôn mê, có thể bị co giật.

Dấu hiệu hạ đường huyết là gì? Những bệnh nhân mắc đái tháo đường đã lâu và đã có các biến chứng thần kinh, tim mạch hoặc những bệnh nhân đã bị hạ đường máu nhiều lần thì các triệu chứng trên rất mờ nhạt, thậm chí có thể không có bất cứ triệu chứng nào. 

Những biểu hiện hạ đường huyết và cách xử trí kịp thời 1Triệu chứng của 1 người bị hạ đường máu cũng gần giống như khi bị đói nhưng nặng hơn nhiều

Một số bệnh nhân đái tháo đường đang được dùng các thuốc điều trị suy tim, tăng huyết áp… thì các triệu chứng của hạ đường máu cũng rất mờ nhạt do hầu hết bị thuốc này làm giảm đi rất nhiều hoặc làm mất hoàn toàn các triệu chứng. 

Những bệnh nhân này có thể đột ngột đi vào hôn mê mà không có bất cứ dấu hiệu báo trước nào.

Biểu hiện hạ đường huyết cũng có thể xảy ra khi đang ngủ nên khi mê thấy ác mộng nhiều, sáng ngủ dậy thấy người ướt đẫm mồ hôi, rất mệt, khó chịu, đau đầu… thì cần phải nghĩ đến hạ đường máu khi đang ngủ.

Khi nghi ngờ bị bệnh hạ đường huyết cần phải đo đường máu ngay. Nếu đường máu < 4mmol/l thì gần như chắc chắn là đã bị hạ đường máu. 

Hướng dẫn phòng hạ đường huyết cho bệnh nhân

Để phòng chữa bệnh, mọi người tuyệt đối không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Lưu ý người bị bệnh không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.

Những biểu hiện hạ đường huyết và cách xử trí kịp thời 2Bệnh nhân bị hạ đường huyết không được bỏ bữa ăn

Đối với bệnh nhân ĐTĐ không nên tự ý dùng insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Hạn chế uống rượu đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người bị tiểu đường là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là những biểu hiện hạ đường huyết và cách xử lý bạn có thể tham khảo để có những cách phòng tránh hợp lý nhất. 

Thu Hà

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm