Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tiêu chảy, số ca trẻ em mắc tiêu chảy mỗi năm là 1,5 tỉ ca và trong đó có 1,5 đến 2,5 triệu trường hợp tử vong. Các trường hợp tử vong do tiêu chảy đa phần là các bé trên dưới 2 tuổi.
Khi trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Đối với trẻ tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Vì vậy rất nhiều bậc cha mẹ tỏ ra hoang mang khi con bị tiêu chảy. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho trẻ có thể áp dụng ngay tại nhà với hiệu quả khá tốt.
Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị tiêu chảy, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
Không dụng nạp lactose, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa Lactose, khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nơt nên bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy, chẳng hạn khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức hay một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm.
Do thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh những cũng tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi khiến cho hệ vi sinh trong đường ruột của bé bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Dị ứng, ngộ độc thức ăn: Các loại thức ăn dễ gây dị ứng, ngộ độc bao gồm sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc…
Bù nước: Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là ngăn ngừa mất nước. Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Đối với các bé đang bú mẹ thì cho bé bú nhiều hơn bình thường. Đặc biệt nên cho bé uống thêm dung dịch bù nước, bù điện giải như oresol. Khi cho bé uống oresol, mẹ cần phải pha theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch đã pha sau 24 tiếng không uống hết thì cần đổ đi và pha mới.
Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng tiêu chảy. Mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé bằng cách cho bé ăn thêm sữa chua.
Gạo lứt rang: Đây là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất đã được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả thực sự. Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy. Mẹ có thể mua gạo lứt, về lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần giúp bé uống nhanh khỏi bệnh tiêu chảy. Mỗi lần nếu các bà mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Chỉ cần cho bé uống từ 3 đến 5 ngày là khỏi.
Súp cà rốt: Củ cà rốt có một lượng lớn chất pectin khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột nên nhanh chóng hạn chế tiêu chảy ở trẻ. Mặt khác, chất này còn tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át sự lên men thối của vi khuẩn ở ruột già, kích thích niêm mạc ruột mau hồi phục. Ngoài ra, cà rốt còn nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải mất đi do tiêu chảy nữa.
Nước hồng xiêm: Hồng xiêm có tính mát, vị ngọt, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng, sinh tân dịch. Mặt khác, loại quả này còn chứa một chất có tác dụng trị tiêu chảy rất tốt là Tanin. Vì thế cha mẹ hãy lấy 1 quả hồng xiêm xanh cắt thành các lát mỏng, đem phơi khô rồi sao vàng.
Nước búp ổi non: Lá ổi vốn có tính đắng, nhiều tinh dầu, vị ấm và chứa hàm lượng lavonoid kích thích cơ trơn ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy nên cũng được dùng để chữa bệnh đường ruột rất tốt. Ngoài ra, các thành phần trong loại lá này còn có khả năng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết tại ruột nên càng không nên bỏ qua khi trẻ bị tiêu chảy.
Lá bạc hà: Bạc hà có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy mẹ có thể cho bé uống nước bạc hà để giảm tình trạng tiêu chảy.
Trà vỏ cam: Đối với trẻ bị tiêu chảy thì vỏ cam được xem là cứu cánh khá tốt. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch vỏ cam, cho vào cốc nước nóng hãm như hãm trà, sau khoảng 20 phút thì cho trẻ uống sẽ giúp cho triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm.
Tiêu chảy do Rotavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất nước và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Đừng để bé yêu phải đối mặt với những biến chứng đáng tiếc! Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang đến giải pháp phòng ngừa toàn diện với vaccine chính hãng, quy trình an toàn và đội ngũ y tế tận tâm. Cùng Long Châu, mỗi mũi tiêm đều là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của trẻ. Liên hệ ngay hotline: 1800 6928 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch tiêm phòng ngay hôm nay!
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.