Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạ đường huyết là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không coi nó là một biểu hiện cần có biện pháp điều trị dẫn tới các biến chứng xấu. Hãy áp dụng các cách trị hạ đường huyết hiệu quả sau nhé!
Xác định các triệu chứng:
Các triệu chứng của hạ đường huyết ở mỗi người thường không giống nhau. Do đó, những cách trị hạ đường huyết cũng không giống nhau hoàn toàn. Việc xác định các triệu chứng như: đổ mồ hôi, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng nói lắp, yếu ớt, lú lẫn, nhìn mờ và có thể dễ giận dữ...là cách tốt nhất bác sĩ có hướng điều trị đúng nhất.
Tìm kiếm sự chăm sóc:
Những cách trị hạ đường huyết hiệu quả phải kể tới là tìm kiếm sự chăm sóc từ người thân khỏe mạnh.
Nếu bạn đang ở nhà: Hãy ngay lập tức hãy tìm kiếm sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp tại văn phòng vì bệnh hạ đường huyết có thể dẫn đến sự rối loạn, nói lắp hoặc thậm chí bất tỉnh. Hãy giải thích cho họ về các triệu chứng của bạn. Nếu bạn đang lái một chiếc xe thì hãy dừng lại và bước ra ngoài.
Nếu bạn đang đi bộ hoặc leo cầu thanh: hãy dừng lại và ngồi xuống. Hãy làm cho mình và những người khác được an toàn.
Nếu cơ thể của bạn không đáp ứng với việc bổ sung cabornhydrat, bị co giật hoặc bị bất tỉnh, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp tại nơi làm việc nên đưa bạn đến bệnh viện gần nhất. Bạn có thể yêu cầu glucose tĩnh mạch hoặc tiêm glucagon trong trường hợp khẩn cấp hoặc khoa tai biến của bệnh viện khu vực.
Xác nhận bằng cách kiểm tra:
Kiểm tra lượng đường trong mao mạch máu của bạn bằng cách dùng máy đo lượng đường (đường kế) chích máu ở ngón tay với. Kết quả dưới 70mg/dl xác nhận bị hạ đường huyết. Nếu bạn không có máy đo hoặc các triệu chứng nghiêm trọng thì hãy thực hiện luôn bước 4.
Bổ sung đường hoặc hành động nhanh chóng:
Đây là một trong những cách trị hạ đường huyết hiệu quả. Bởi nếu bạn có biểu hiện hạ đường huyết thì cần phải điều chỉnh ngay lập tức để Carbohydrates hành động nhanh như các loại đường đơn giản được tiêu thụ. Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên các bệnh nhân dùng 2-3 muỗng canh bột Glucon D (Green Packet) ngậm dưới lưỡi, điều này ngay lập tức làm tăng lượng đường trong máu. Tại Ấn Độ, thuốc glucose không có sẵn vì vậy giữ một gói nhỏ 15 -20g đường hoặc glucon D khá có ích, ít nhất là cho các bệnh nhân tiểu đường với insulin hoặc sulfonylurea.
Song song với những cách trị hạ đường huyết trên, bạn nên có những kiến thức để phòng bệnh tái phát như sau:
Không được bỏ bữa sáng
Biện pháp tốt nhất là mọi người không nên nhịn đói hay để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà lại phải hoạt động thể lực quá mức. Đặc biệt, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mãn tính hay sức đề kháng yếu tránh tình trạng hạ đường huyết buổi sáng. Những người mắc bệnh tiểu đường không nên quá nóng vội mà tiêm quá liều insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Thể dục thể thao đều đặn
Những bệnh nhân hay gặp phải tình trạng này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, tốt nhất nên mang sẵn những thứ như kẹo gừng để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì cần sử dụng ngay. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở người mắc tiểu đường là phải luôn kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Khi đã biết những cách trị hạ đường huyết, bạn sẽ có thể xử trí và cấp cứu khi thấy người thân hoặc chính mình có các triệu chứng hay dấu hiệu hạ đường huyết. Từ đó, sẽ là cách bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.