Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lác mắt là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Phát hiện sớm dấu hiệu bé bị lác mắt giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời để trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh.
Lác mắt không chỉ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí lác còn có thể dẫn đến nguy cơ mất thị lực hoàn toàn bên lác. Tìm hiểu về dấu hiệu bé bị lác mắt sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường mắt của trẻ.
Để duy trì được chuyển động mắt theo ý muốn, mỗi nhãn cầu của chúng ta được chi phối bởi nhóm cơ vận nhãn gồm 6 cơ: Cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng ngoài, cơ thẳng trong, cơ chéo trên và cơ chéo dưới. Các cơ này kết hợp hài hòa giúp mắt thực hiện được các vận động nhìn lên, xuống, ngang, dọc và liếc vào trong hay ra ngoài.
Bình thường, hai mắt sẽ được điều khiển nhìn tập trung vào 1 điểm, vì vậy hình ảnh thu được từ hai mắt truyền về não sẽ thống nhất và được hợp lại thành một. Trong khi đó đối với người bị lác, hai mắt không di chuyển cùng hướng mà một hoặc cả hai lệch hướng, điều này sẽ dẫn đến hai khả năng:
Lác mắt được chia thành 2 loại:
Tùy vào vị trí tổn thương mà lác có thể lệch hướng vào trong, ra ngoài hoặc chéo lên, chéo xuống... Bệnh lác mắt có thể bị ở 1 hoặc cả 2 mắt, trong đó bên bị lác về lâu dài thường suy giảm thị lực do não ưu tiên sử dụng hình ảnh của mắt lành hơn.
Kiểm tra mắt lác có một số phép thử đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà.
Ngoài cách kiểm tra như trên, ba mẹ có thể quan sát các dấu hiệu khác của con trong sinh hoạt hàng ngày:
Như đã trình bày ở trên, mắt chuyển động được là nhờ sự phối hợp 6 cơ vận nhãn của mỗi nhãn cầu. Khi có bất thường gì trong hoạt động của bất kỳ cơ nào cũng có thể dẫn đến lác mắt.
Các bất thường có thể do bẩm sinh (liệt, rối loạn thần kinh cơ...) hoặc những nguyên nhân mắc phải (bị ngã chấn thương, viêm, nhiễm khuẩn thần kinh, cơ...). Ở người lớn, lác còn có thể là biến chứng của các bệnh đái tháo đường, đột quỵ, bại liệt...
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị lác mắt như:
Tùy vào vị trí tổn thương, nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi mà khả năng chữa khỏi hoàn toàn lác mắt là khác nhau ở mỗi người. Bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm và tình hình riêng của bệnh nhân để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Kính chuyên dụng hoặc miếng che mắt sẽ được bịt ở mắt lành. Trẻ sẽ tập quan sát bằng mắt lác, điều này giữ cho chức năng của mắt lác không bị suy giảm, đồng thời điều chỉnh lại khả năng vận động của mắt lác. Phương pháp này rất hiệu quả với những trường hợp lác do quy tụ điều tiết hoặc kèm tật khúc xạ.
Luyện tập kiên trì sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng lác mắt, nhiều trường hợp có thể khỏi hoàn toàn mà không cần can thiệp y khoa. Hãy tham khảo một số bài tập đơn giản sau đây, dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập.
Những trường hợp lác nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp luyện tập thì cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt. Phẫu thuật sớm sẽ tăng khả năng hồi phục thị giác cho mắt và có thể điều trị khỏi hoàn toàn tật mắt lác ở trẻ.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là sự gắn kết của mỗi người với thế giới. Hãy bảo vệ đôi mắt của trẻ để con có thể tận hưởng vẻ đẹp của thế giới rộng lớn. Hy vọng bài viết này giúp bạn nhận biết được dấu hiệu bé bị lác mắt và những kiến thức cần thiết về tật mắt này.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.