Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh dị ứng gió làm cơ thể bị nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là đối với những người cơ địa dị ứng.
Dị ứng gió là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có cơ địa yếu hoặc nhạy cảm. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác hay giới tính và thường có những ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh dị ứng gió còn có thể tái phát thường xuyên mỗi khi có sự chuyển đổi thời tiết thất thường. Chính vì thế mà bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn những dấu hiệu nhận biết dị ứng gió, cũng như một số các phòng bệnh đơn giản để bạn có thể bảo vệ mình trong những lúc thời tiết giao mùa.
Các bác sĩ cho biết, dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi bị dị ứng gió là bệnh dị ứng ban đỏ với các mẩn đỏ, kèm theo đó là triệu chứng ngứa. Khi mắc bệnh, da của bệnh nhân sẽ ngứa rất dữ dội, dù có cọ xát hay gãi đến chảy máu thì vẫn không hết ngứa. Ngoài ra, da của người bệnh còn bị sẩn, phù, các nốt này xuất hiện rất nhanh ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nốt sẩn thường có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, sưng, phù nề, hình dạng có khi vòng tròn, có khi vệt dài hoặc hình ô van.
Trường hợp nguy hiểm hơn khi bị dị ứng gió là nổi mề đay cấp tính. Mề đay nổi đến vùng nào thì sẽ làm cho vùng đó sưng lên. Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ tụt huyết áp nhanh, khó thở gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, khi vừa có dấu hiệu nổi mề đay cấp tính, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến những cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Nên lưu ý rằng, các triệu chứng dị ứng xảy ra ở từng người rất khác nhau nên khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng tìm cách ứng phó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng lan rộng gây khó khăn cho việc điều trị.
Với những trường hợp bị dị ứng nhẹ, bạn có thể dùng một số mẹo để trị bệnh dị ứng như thoa bột khoai tây lên vùng da dị ứng trong vòng 20 phút, làm hai lần mỗi ngày là bệnh sẽ thuyên giảm. Hay là phương pháp ngừa bệnh lâu dài bằng cách dùng chanh, pha với mật ong, nước ấm hoặc uống trà xanh vào mỗi buổi sáng, duy trì thói quen này hằng ngày có thể cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó nguy cơ mắc bệnh dị ứng cũng như các chứng bệnh khác cũng giảm đi đáng kể.
Khi bị dị ứng gió, bạn nên hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, tránh xa thuốc lá cũng như uống đồ uống có cồn vì chúng có thể kích thích tình trạng di ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên nhớ rằng, việc loại bỏ khó bụi, ô nhiễm trong không khí là điều không thể, vì vậy để tránh tình trạng da phải tiếp xúc với môi trường không mong muốn, bạn nên mặc áo quần dài để bảo vệ mình được triệt để hơn.
Nếu các biện pháp giảm dị ứng trên không có kết quả và những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, nốt sừng ngày càng nặng và bệnh dị ứng kéo dài nhiều ngày thì bạn nên đến ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được để bệnh trong một thời gian dài vì sẽ có thể dẫn tới những biến chứng ngoài tầm kiểm soát.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.