Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều bạn cần biết về thoát vị bẹn nghẹt

Ngày 03/04/2023
Kích thước chữ

Thoát vị bẹn nghẹt là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở người lớn tuổi, người thường xuyên chơi thể thao hay phụ nữ mang thai. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị bẹn nghẹt để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Thoát vị bẹn nghẹt là bệnh lý xảy ra ở nhiều đối tượng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Thoát vị bẹn nghẹt là gì?

Thoát vị bẹn nghẹt xảy ra khi cổ túi thoát vị tắc nghẽn, dẫn đến các tạng trong túi xoắn lại, đè ép lên nhau, chuyển động ra xa vị trí ban đầu. Đây chính là biến chứng mức độ nặng của nhóm bệnh thoát vị, bao gồm: Thoát vị bịt, thoát vị rốn, thoát vị đường trắng, thoát vị bẹn và đùi...

Thoát vị bẹn nghẹt kéo dài quá 12 giờ không được chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời gây ra hoại tử tạng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng nhiễm độc, viêm phúc mạc, tắc ruột. Do người bệnh xuất hiện các biến chứng phức tạp như: Sự phá hủy các tạng ở ruột, hoại tử các bộ phận xung quanh và những rối loạn ở nhiều cơ quan khác nhau.

Các triệu chứng của bệnh thoát vị bẹn nghẹt

Để nhận biết bệnh thoát vị bẹn nghẹt, bạn cần quan tâm đến một số triệu chứng sau:

Triệu chứng cơ năng

  • Vùng thoát vị đau nhói, có khi đau dữ dội hoặc đột ngột. Tình trạng này nguy hiểm hơn khi cơn đau lan xuống vùng bìu;
  • Khối phồng của thoát vị bẹn nghẹt gây cảm giác đau, cố định một chỗ và không tự mất đi;
  • Một số người còn có hiện tượng nôn mửa và bí trung đại tiện.
Những điều bạn cần biết về thoát vị bẹn nghẹt 1Vùng bìu sưng đỏ là dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn nghẹt

Triệu chứng thực thể

  • Sờ thấy vùng bẹn bìu của bệnh nhân xuất hiện khối phồng, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Dùng tay sờ cảm giác vùng bìu căng chắc, khi ấn vào thì có cảm giác đau, đặc biệt là phía cổ túi thoát vị.
  • Khối phồng thoát vị không thay đổi kích thước khi ho và rặn, khối phồng không thay đổi vị trí khi dùng tay ấn.
  • Dùng tay nắn khối thoát vị có âm thanh vì trong túi thoát vị có dịch.
  • Vùng da khu vực thoát vị bẹn có màu sẫm hoặc đỏ hơn so với vùng da xung quanh.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi kèm theo các biểu hiện sốt, có triệu chứng táo bón, phân có lẫn máu, nhịp tim tăng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,… 

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn nghẹt

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên bệnh lý thoát vị bẹn nghẹt:

  • Người bệnh thường phải khiêng, vác các vật nặng hoặc bị ho nhiều,... sẽ khiến cho áp lực ổ bụng tăng lên, làm cho các tạng chui qua vùng thoát vị gây nghẹt.
  • Tình trạng nghẹt diễn ra khi các tạng khó di chuyển.
  • Ở túi thoát vị đã có quai ruột, tuy nhiên quai ruột mới tiếp tục chui vào lỗ thoát vị đó.
  • Quai ruột làm ứ đọng dịch và hơi ở bên trong túi thoát vị, lâu ngày dẫn đến thoát vị bẹn nghẹt.
Những điều bạn cần biết về thoát vị bẹn nghẹt 2Các tạng khó di chuyển là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt

Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn nghẹt

Khi xuất hiện các triệu chứng giống như thoát vị bẹn, bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời và đúng phương pháp nhằm hạn chế biến chứng xấu nhất.

Phương pháp điều trị bảo tồn 

Phương pháp bảo tồn hay còn biết đến là phương pháp điều trị không cần mổ được áp dụng ở đối tượng là trẻ dưới 12 tháng tuổi với điều kiện là bệnh phải được chẩn đoán trước 6 giờ. Bệnh nhân chưa cảm nhận được sự đau đớn quá nhiều và bệnh chưa tiến chuyển xấu. Phương pháp bảo tồn được tiến hành như sau:

  • Người bệnh được tiêm thuốc tê, giảm đau, an thần theo chỉ định của bác sĩ;
  • Chuẩn bị sẵn một thau nước ấm, cho trẻ ngồi vào trong, ngâm vùng khối thoát vị bẹn từ 15 - 20 phút.
  • Mẹ dùng tay xoa nhẹ xung quanh và không tác động mạnh đến vùng thoát vị của trẻ.
  • Khi các tạng thoát khỏi túi thoát vị, trẻ nhỏ cần được kiểm tra và theo dõi quá trình hồi phục hàng ngày. Để phòng bệnh viêm phúc mạc, người bệnh cần đeo băng ép, như vậy đồng thời giúp bệnh nhanh hồi phục.
  • Sau khi thực hiện các biện pháp trên mà bệnh không hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt

Người bệnh điều trị bằng phương pháp thủ công không có kết quả hoặc được đưa đến bệnh viện trong tình trạng quá đau kèm theo nhiều biến chứng nặng. Qua chẩn đoán và kết luận, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phẫu thuật phù hợp, đây là phương án duy nhất và giải quyết được vấn đề của người bệnh. Mục đích chính của phẫu thuật là để giải phóng các tạng thoát vị nghẹt, chữa lành các tạng bị tổn thương và phục hồi nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ thường chỉ định hai phương pháp phẫu thuật là mổ hở và mổ nội soi để điều trị bệnh. Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định mổ thường hay mổ nội soi.

Những điều bạn cần biết về thoát vị bẹn nghẹt 3Phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt cần được thực hiện càng sớm càng tốt

Một số lưu ý khi chữa trị thoát vị bẹn nghẹt:

  • Trước khi nhận được kết quả chẩn đoán từ bác sĩ, người bệnh hạn chế vận động mạnh để các tạng ruột không vào ổ bụng.
  • Khi phát hiện mình có dấu hiệu thoát vị cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và điều trị đúng cách.
  • Bên cạnh đó, đánh giá tỷ lệ phục hồi đoạn ruột là việc làm quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Các bệnh lý thoát vị cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị bẹn nghẹt.

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: medlatec.vn, caobang.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin